Bọc Phủ Composite Là Gì?

Hiện nay vật liệu bọc phủ composite là giải pháp vô cùng hiệu quả trong việc chống lại sự ăn mòn, tăng độ bền cho các loại bồn sử dụng vật liệu cũ như sắt, thép… có thể tận dụng sau thời gian dài sử dụng mà không cần phải đầu tư, giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả tuyệt vời.

Vật liệu Composite (FRP) là gì?

Composite là vật liệu được ra đời từ rất lâu. Một số tên gọi khác của vật liệu composite là compozit,  hay còn gọi là vật liệu tổng hợp. Chúng được hình thành từ nhiều vật liệu khác nhau. Mỗi một vật liệu có một ưu điểm riêng, vì thế mà composite mang đầy đủ các đặc điểm của các vật liệu cấu thành chúng.

Composite là một tổ hợp nhựa từ thủy tinh đặc biệt, chính là những sợi thủy tinh gia cường, những sợi thủy tinh hoàn hảo nhất.

Lịch sử hình thành composite

Composite đươc hình thành từ 5000 năm trước. Composite thuở sơ khai là sự hợp thành của nhiều vật liệu đơn giản nhất có thể. Để tránh bị cong vênh khi để phơi dưới nắng, người ta sử dụng những viên đá nhỏ, trộn kèm với đất trước khi làm gạch. Có thể bạn chưa biết, compozit chính là vật liệu được sử dụng để ướp xác Ai Cập.

Composite xa xưa xuất phát từ những vật liệu trong thiên nhiên. Trong thân cây gỗ có rất nhiều sợi xenlulo dài được kết nối với nhau tạo thành cấu trúc composite.  Bởi sự kết hợp đó mà thân cây vừa dẻo lại vừa bền.

Người Hy Lạp cổ trộn mật ong cùng với đất, đá, cát, sỏi để xây nhà. Ở Việt Nam trộn bùn và rơm thái, băm nhỏ để trát vách nhà. Khi vật liệu này khô sẽ tạo ra một vật liệu cứng mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Thật kì diệu!

Ra đời từ rất lâu, composite được biết đến rộng rãi hơn khi đóng góp không nhỏ trong công nghệ chế tạo tên lửa tại Mỹ năm 1950. Từ thời gian đó đến nay, vật liệu composite không ngừng phát triển và phát huy hết các tính năng ứng dụng của chúng.

Cấu tạo và tính chất của composite

Composite được cấu tạo từ 2 thành phần chính: vật liệu nền và vật liệu gia cường

Vật liệu gia cường (vật liệu cốt)

Vật liệu gia cường cấu tạo nên composite chính là các loại sợi: sợi thủy tinh, sợi bazan, sợi hữu cơ, sợi carbon, sợi bor, sợi cacbua silic,  sợi kim loại, sợi ngắn và các hạt phân tán,..

Đây là loại vật liệu chính trong cấu thành nên composite. Chúng chịu áp suất tập trung. Vật liệu gia cường đảm bảo cho composite có những đặc tính hữu ích và hoàn hảo nhất. Vật liệu cốt truyền nhiệt và hạ nhiệt rất tốt. Độ đàn hồi và độ bền cao. Đặc biệt là rất thân thiện với môi trường. Vì thế mà composite còn được mệnh danh là “vật liệu vàng”; “vật liệu xanh” trong đời sống.

Bọc Phủ Composite Là Gì?

Vật liệu nền

Vật liệu nền bao gồm: chất liệu nền polyme nhiệt rắn, chất liệu nền polyme nhiệt dẻo, chất liệu nền cacbon và chất liệu nền kim loại.

Vật liệu nền là chất kết dính, rất bền và dẻo dai. Chúng làm giảm sự tác động của môi trường, chống lại sự xuất hiện và phát triển của các vết nứt.

Phân loại composite
3.1 Phân loại theo bản chất

Vật liệu composite nền hữu cơ

Composite nền hữu cơ hay còn gọi là composite nền trắng, composite nền nhựa,…composite nền cao su thường được sử dụng để làm vải bạt, lốp xe ô tô, xe máy. Khi lựa chọn được nền phù hợp, người ta sẽ tiến hành chọn các cốt liệu phù hợp: sợi kim loại, sợi khoáng, sợi hữu cơ,…Composite sau khi hoàn thiện để tiếp tục tạo nên các sản phẩm khác sẽ có tính chịu nhiệt 200-300 độ C.

Vật liệu composite tổng hợp nền khoáng chất

Bê tông cốt thêm chính là minh họa dễ hình dung nhất cho composite tổng hợp nền khoáng chất; composite nền gốm, composite cacbon – cacbon. Thường loại nền này kết hợp với cốt dạng: sợi kim loại (Bor, thép,…), hạt kim loại (chất gốm kim), hạt gốm (gốm cacbua, gốm Nitơ…).

Vật liệu tổng hợp nền kim loại

Là các nền hợp kim nhôm, hợp kim titan, phối hợp với các loại sợi kim loại, sợi khoáng, sợi hữu cơ. Tổng hợp nền kim loại có thể chịu mức nhiệt tối đa từ 600 đến 1000 độ C. Nếu composite hình thành từ vật liệu nền là gốm thì luôn luôn chịu được mức nhiệt là 1000 độ C.

Phân loại theo hình dạng

Vật liệu tổng hợp cốt dạng sợi

Vật liệu cốt sợi vô cùng quan trọng. Trong dân dụng, vật liệu composite đa số dùng sợi để tạo thành composite cốt sợi cùng với nền nhựa. Trong đó, sợi là vật liệu có kích thước rất dài, dài hơn so với hai chiều còn lại. Phần dài hơn sẽ được sử dụng liên tục hoặc gián đoạn, hai phần còn lại được sử dụng phân bố gián đoạn trong composite

Vật liệu tổng hợp cốt dạng hạt

Hạt là chất liệu có kích thước rất nhỏ bé. Khác hoàn toàn so với chất liệu sợi. Trên thị trường, bê tông chính là hạt thông dụng và phổ biến nhất trên thị trường. Trong thực tế, composite cốt dạng sợi là chủ yếu vì kích thước của hạt rất nhỏ nên cốt dạng hạt không được dùng nhiều.

Vật liệu tổng hợp cốt dạng sợi và hạt

Bê tông là một loại compozit nền khoáng chất. Khi bê tông kết hợp với cốt thép tạo nên bê tông cốt thép, thì đá nhân tạo từ xi măng là vật liệu nền, cát vàng và đá dăm thì là cốt hạt, cốt thép trong bê tông là cốt sợi.

Phương pháp sản xuất composite
Công nghệ cuốn

Phương pháp công nghệ cuốn thường sử dụng chủ yếu để sản xuất các bể chứa, bể nước hay các sản phẩm có dạng hình trụ. Gọi là công nghệ cuốn bởi quy trình này sử dụng cuộn dây quấn quanh trụ và tác động lên đó một lực căng. Khi các sợi thủy tinh di chuyển thì trục sẽ quay. Khi trục được quấn hoàn toàn bởi các sợi thì sẽ được đem đi làm nhiệt. Thành phẩm cuối cùng sẽ cứng, trục được gỡ ra.

Công nghệ cuốn được sử dụng để tạo ra các sản phẩm nhỏ mà không cần sự can thiệp của con người.

Công nghệ bố trí tay

Nếu như công nghệ cuốn thiên về dạng cứng thì công nghệ bố trí tay được dùng để tách sản phẩm khỏi khuôn mẫu ở dạng lỏng và dạng sáp. Nhựa kết hợp với chất làm cứng, đưa vào khuôn. Tiếp đó là các sợi thủy tinh và cuối cùng là đổ hỗn hợp nhựa vào khuôn để tạo ra sản phẩm.

Công nghệ bố trí tay có đặc điểm là nhựa được thẩm thấu hoàn toàn do sử dụng lựa qua con lăn. Chắc chắn không còn không khí trong tâm nhựa và các sợi. Chắc chắn không còn không khí trong tâm nhựa và các sợi. Đây chính là ưu điểm của công nghệ bố trí tay.

Phun sợi thủy tinh

Ở công nghệ phun sợi thủy tinh thì cả nhựa và sợi thủy tinh đều được phun lên khuôn. Có một chút khác biệt với công nghệ bố trí tay. Nhựa và thủy tinh phải cắt nhỏ và sử dụng súng để phun lên khuôn, có thể phun tách biệt hoặc đồng thời cùng lúc đều được.

Đúc cây

Công nghệ này là một trong những công nghệ không thể thiếu để sản xuất ra composite. Chuẩn bị một thiết bị phủ lớp nhựa và các sợi thủy tính sẽ được kéo từ ống cuốn để phủ lên thiết bị này. Khi sử dụng công nghệ đúc cây thì sẽ tạo ra được nhiều hình dạng phong phú hơn.

Từ khoá: son nen nha xuong, Bọc Phủ Composite Là Gì?

0914 811 122