Sơn Epoxy chịu tải trọng

Mặt sàn chịu áp lực lớn dễ bị nứt lún, bị mài mòn gây ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, đồng thời tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất. Sơn epoxy chịu tải trọng cho bề mặt sàn chai cứng, khả năng chịu va đập lớn có thể khắc phục hoàn toàn các vấn đề này.

– Chống tải trọng, chống mài mòn, ma sát, kháng hóa chất, axit nhẹ.
– Kháng khuẩn, nấm mốc: Phù hợp cho nhà máy, nhà máy dược phẩm, hóa chất, phòng thí nghiệm, bệnh viện.
– Chống trơn trượt: Đảm bảo an toàn hoạt động trong lao động sản xuất.
– Bề mặt không thấm nước, thấm dầu lau chùi vệ sinh dễ dàng.
– Độ bóng cao, màu sắc đa dạng.

Sơn Epoxy chịu tải trọng

Phù hợp cho các công trình: Nhà xưởng, nhà máy.

Sơn epoxy chịu tải trọng là giải pháp thi công nhằm gia cố và bảo vệ bề mặt bê tông khỏi những va đập của thiết bị máy móc, hàng hóa hay các loại xe nâng, xe chở hàng có tải trọng lớn thường xuyên di chuyển tác động lên sàn. Mặt sàn chịu áp lực lớn dễ bị nứt lún, bị mài mòn gây ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, đồng thời tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất. Sơn epoxy chịu tải trọng cho bề mặt sàn chai cứng, khả năng chịu va đập lớn có thể khắc phục hoàn toàn các vấn đề này.

Không chỉ có khả năng chịu tải trọng cao, sơn epoxy còn mang đến nhiều đặc tính ưu việt, cụ thể như:

Chống mài mòn, ma sát, kháng hóa chất, axit nhẹ.
Kháng khuẩn, nấm mốc: Phù hợp cho nhà máy, nhà máy dược phẩm, hóa chất, phòng thí nghiệm, bệnh viện.
Chống trơn trượt: Đảm bảo an toàn hoạt động trong lao động sản xuất.
Bề mặt không thấm nước, thấm dầu lau chùi vệ sinh dễ dàng.
Độ bóng cao, màu sắc đa dạng.

Sơn epoxy chịu tải trọng, chống mài mòn, độ bền cao

Quy trình thi công sơn sàn epoxy chịu tải trọng:

Bước 1: xử lý bề mặt

Xử lý bề mặt là công đoạn loại bỏ khuyết điểm làm bề mặt phẳng và sạch bụi bẩn. Để xử lý bề mặt trước tiên cần chà bề mặt bằng máy chà sàn công nghiệp giúp mặt sàn phẳng, xử lý các điểm lồi lõm. Khi chà sàn sẽ phát sinh rất nhiều bụi vì vậy cần vệ sinh lại bằng máy hút bụi công nghiệp, trám trét những điểm nứt, gãy, lún trước khi thi công.

Bước 2: sơn lót

Lớp sơn lót này có tác dụng làm tăng độ bám dính bề mặt cho các lớp sơn tiếp theo. Loại sơn này có độ bám dính cao, màu trắng trong và không bị vón cục. Thời gian khô dao động từ 6 – 8h tùy theo thời tiết cũng như môi trường thi công.

Bước 3: Thi công lớp sơn cát

Sơn cát kết hợp giữa cát thạch anh và sơn epoxy lỏng. Cát thạch anh được lựa chọn kỹ theo kích thước khác nhau. Cát thạch anh và sơn epoxy kết hợp giúp tăng ma sát, chịu tải trọng lớn

Bước 4: Bả sơn bề mặt sàn

Bả thêm lớp sơn bề mặt giúp mặt sàn phẳng, đẹp hơn. Lớp bả sơn che khuyết điểm nhanh chóng trên bề mặt.

Bước 5: Sơn phủ

Sơn phủ có thể sử dụng 2 hệ sơn với các phương pháp thi công khác nhau. Sơn lăn cần thi công 2 lớp. Mỗi lớp cách nhau 6 – 8h. Còn nếu thi công sơn đổ hay sơn tự san thì chỉ cần thi công một lớp. Thông thường để đảm bảo độ chống chịu lực cho mặt sàn, Epoxy FICO khuyên chủ đầu tư nên chọn thi công sơn tự phẳng.

Từ khoá: danh bong san be tong,Sơn Epoxy chịu tải trọng

0914 811 122