Đổ Bê Tông Sàn Như Thế Nào?

Đổ sàn bê tông cho sàn nhà xưởng hợp lí, đúng cách, đúng quy trình. Sau thi đổ sàn bê tông xong, Thiên Sơn cam kết sẽ giúp bạn 1 có sàn epoxy chất lượng cho nhà xưởng

Thi công đổ bê tông sàn dầm cột cần phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn về kỹ thuật như thế nào? Trường hợp nào nên áp dụng để đổ bê tươi (bê tông thương phẩm)? Trước khi đổ bê tông cần chuẩn bị những gì? Đổ bê tông cột đến đâu?... Sẽ có rất nhiều câu hỏi được chủ đầu tư đặt ra khi chuẩn bị xây dựng công trình. 

► Với nhiều năm kinh nghiệm, mình nhận thấy rằng có rất nhiều đội thợ mắc phải các lỗi kỹ thuật cơ bản khi tiến hành công đoạn đổ bê tông dẫn đến làm giảm chất lượng công trình, có cả trường hợp làm sập cả công trình. Vì vậy, với một số lưu ý cơ bản, mình sẽ giúp bạn khắc phục các lỗi thi công một cách dễ dàng và đảm bảo sự ổn định, an toàn, chất lượng và tiến độ hoàn thành dự án.

Đổ Bê Tông Sàn Như Thế Nào?

Kiểm tra khuôn đúc về tiêu chuẩn hình dáng, kích thước, thời gian sử dụng

⇔ Kiểm tra cốt thép. giàn giáo, sàn thao tác, chuẩn bị ván gỗ để làm sàn công tác chu đáo, đảm bảo an toàn khi đổ bê tông đối với người lao động.

⇔Kiểm tra số lượng và chất lượng vật liệu xây dựng : cát, đá, xi măng, thép... theo bản vẽ thi công.

⇔ Kiểm tra máy móc thiết bị phục vụ công đoạn thi công như máy đầm bê tông, máy trộn bê tông, máy bơm bê tông, máy mài sàn bê tông, máy xoa nền phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

⇔ Nên sử dụng máy đầm bàn khi đổ bê tông sàn mỏng hơn 30cm hoặc dầm sàn.

⇔ Sử dụng đầm rung, đầm dùi chạy xăng hoặc chạy điện đối với sàn có chiều dày lớn hơn 30cm, các chi tiết bê tông như cột , tường vách.

⇔ Kiểm tra sàn đổ bê tông phải đạt tiêu chuẩn nhẵn, không ngập nước.

- Cấu tạo sàn cũng tương tự như dầm nhưng ở mặt sàn có phần cắt ngang rộng hơn và chiều dày nhỏ hơn. Do đó, không cần phải dùng cốt thép khung và đai. Phần chiều dày sàn có độ dày nằm trong khoảng từ 8-10cm.

- Đổ cột bê tông sàn thường không có yêu cầu cao về độ chống nóng, chống thấm giống như mái nhưng cũng cần phải tránh việc không bị nứt khi bảo dưỡng. Cần phải tránh hiện tượng phân tầng, theo hướng giật lùi và thành một lớp.

- Mặt sàn được chia thành từng dải bê tông khác nhau, thông thường mỗi dải sẽ rộng khoảng từ 1-2m. Đổ xong dải mới thì mới đổ dải kế tiếp. Khi đã đổ đến dải cách dầm chính khoảng 1m, thì mới bắt đầu đổ dầm chính.

- Đổ bê tông tại phía dầm đến cách mặt cốp pha sàn trong khoảng từ 5-10cm thì mới tiếp tục đổ sàn bê tông, nên khống chế độ cao của các cữ, nếu như không sẽ bị lãng phí bê tông tại khâu này. Dùng bàn tay xoa và gỗ đập cho phẳng tại mặt đã dầm.

- Khối bê tông cần đổ phải có vị trí thấp hơn so với vị trí của các phương tiện vận chuyển đến, tức là đường vận chuyển của bê tông cần phải cao hơn kết cấu công trình.

- Công tác đổ bê tông dầm cột cần phải được bắt đầu thực hiện từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần, tránh cho việc nước đọng tại hai đầu. Tất cả những thao tác như gạt mặt, đầm, xoa, cần phải thực hiện và tiến hành theo hình thức “ cuốn chiếu” từng khu vực đã đổ được khoảng 15 phút.

Từ khoá: son nen nha xuong, Đổ Bê Tông Sàn Như Thế Nào?

0914 811 122