THI CÔNG SƠN EPOXY TẠI NHA TRANG
1. TẠI SAO PHẢI SƠN NỀN NHÀ XƯỞNG BẰNG SƠN EPOXY HOẶC POLYURETHANE:
Sơn nền epoxy có khả năng chống trơn trượt, giúp công nhân làm việc cảm thấy yên tâm hơn.
Sau khi sơn epoxy nền nhà xưởng thì sàn nhà sẽ chịu được tải trọng và mài mòn khi các loại xe hoạt động trên sàn
Sơn epoxy sau khi sơn xong sẽ giúp nền nhà xưởng sạch sẽ không bám bụi bẩn trong quá trình sản xuất và hoạt động
Hệ sơn này đặc biệt chống thấm được nước từ trên ngấm xuống, chống được dầu mở, một số sản phẩm sơn công nghiệp epoxy còn có khả năng chống vi khuẩn, chống được hóa chất, acid, axit hoặc chống được tĩnh điện…
Đặc biệt đối với một số nhà xưởng thì việc sơn nền nhà xuởng xong sẽ đáp ứng các yêu cầu về nhà xưởng hiện đại, hoặc tiêu chí nhà xưởng trong các ngành thực phẩm, dược phẩm, thú y còn đáp ứng các yêu cầu về WHO, GMP..
Các loại sơn được áp dụng để sơn sàn hoặc sơn nền nhà xưởng hiện nay? Phần lớn các xưởng đều sử dụng dòng sơn epoxy hệ lăn 2 thành phần hoặc hệ sơn epoxy tự san phẳng (sơn đổ tự phẳng, sơn cán không dung môi tự cân bằng bề mặt…), với bề mặt bóng đẹp, giúp chống thấm nước, tạo ra môi trường làm việc.
Ngoài sơn epoxy ra thì người ta còn sử dụng sơn gốc PolyUrethane: Sử dụng trong môi trường khắc nhiệt như chịu tia UV, khu vực hay chùi rửa, chịu mài mòn cao hoặc trong phòng lạnh, phòng mổ…Một số nhà xưởng sử dụng FRP Composite chống ăn mòn …
2. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN NỀN NHÀ XƯỞNG
Phương áp thi công sơn epoxy nền và sàn nhà xưởng thì phải căn cứ vào từng bề mặt, yêu cầu sử dụng và từng chủng loại sơn, chẳng hạn như trong môi trường dược phẩm hay thực phẩm người ta bắt buộc phải sử dụng hệ sơn nền epoxy có khả năng diệt khuẩn cao, chịu được nước và các hóa chất thông thường, thường thì người ta sử dụng sơn epoxy tự san phẳng 2 thành phần
3. QUY TRÌNH SƠN EPOXY CHUẨN NHẤT NHƯ SAU
Bước 1: Kiểm tra độ ẩm bề mặt nền sàn (độ ẩm yêu cầu ≤ 4%). Độ ẩm sàn bê tông nếu bị ẩm ướt thì sơn sẽ bị bong tróc, nếu sàn bê tông bị ẩm thì phải dùng lớp ngăn ẩm. Độ dày lớp này thường dày tối thiểu từ 2 mm trở lên.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công sơn epoxy bao gồm các công việc:Tạo nhám bề mặt bằng máy phun bi, xử lý vết nứt, dặm vá các vị trí khiếm khuyết, mài phẳng các vị trí nhấp nhô có độ cao vượt quá yêu cầu(nếu có).
Bước 3: Vệ sinh tổng thể bề mặt nền sàn lần cuối bằng máy hút bụi công nghiệp công suất lớn, kiểm tra trên bề mặt nền sàn bê tông khi nào không còn bụi thì mới tiến hành sơn lót epoxy
Bước 4: Quy trình thi công sơn lót epoxy như sau: Lăn một lớp sơn lót epoxy với định mức mà nhà sản xuất quy định, nếu thi công sai thì lớp lót sẽ không bám dính. Sau khi thi công xong lớp sơn lót thì kiểm tra bề mặt sau 12 giờ kể từ lúc thi công. Nếu những vị trí bị hút nhiều, không có lớp màng trên bê tông thì phải sơn thêm 01 lớp nữa hay lăn lót bổ sung tại các vị trí bề mặt còn khiếm khuyết (nếu có, do bề mặt hấp thụ mạnh).
Bước 5: Thi công lớp trung gian( under top): Thi công lớp trung gian với định mức và chiều dày đúng quy định
Bước 6: Xả nhám, vệ sinh sàn một lần nữa trước khi thi công lớp hoàn thiện cuối cùng.
Bước 7: Sau 10 ÷ 12 giờ kể từ khi thi công lớp lót, tiến hành thi công lớp sơn phủ epoxy tự san phẳng hay sơn lăn/phun với định mức và độ dày bình quân tùy theo yêu cầu của khách hàng
Thời gian đem công trình vào sử dụng tối thiểu phải 07 ngày
Từ khoá: son chong nong mai ton, THI CÔNG SƠN EPOXY TẠI NHA TRANG
THI CÔNG EPOXY