Epoxy bong tróc do thấm ngược

Hiện tượng thẩm thấu ngược của sàn bê tông

Trong quá trình sử dụng, sàn sơn epoxy bị phồng rộp hoặc bong tróc có thể do nhiều nguyên nhân như:

- Độ bám dính của sơn yếu, sốc nhiệt, do lỗi của người sử dụng khi để vật sắc nhọn kéo lê hoặc rơi vật nặng lên bề mặt sàn, bê tông bị thẩm thấu ngược, …
- Trong đó thẩm thấu ngược là nguyên nhân phức tạp và khó khắc phục nhất, nếu không xử lý dứt điểm thì sàn epoxy sẽ tiếp tục bị phồng rộp và bong tróc.

- Thẩm thấu ngược (hay thấm ngược) là hiện tượng hơi ẩm từ nền đất theo các mao mạch của sàn bê tông len lỏi tìm cách thoát lên bề mặt phía trên, áp lực nước phá vỡ sự liên kết giữa lớp sơn epoxy và sàn bê tông dẫn tới màng sơn bị phồng rộp và bong tróc, bề mặt bê tông dưới lớp sơn tại các vị trí này sẽ tích tụ nước hoặc hơi ẩm.

- Biểu hiện của thấm ngược nặng hay nhẹ tùy thuộc vào vị trí địa lý, thời tiết theo mùa, và mỗi thời điểm thì mức độ lại khác nhau. Việc phát hiện sớm hay trễ phụ thuộc vào lượng nước/hơi nước bên dưới lớp bê tông.

Epoxy bong tróc do thấm ngược

- Nguyên nhân của hiện tượng này là do sàn bê tông hoàn thiện (tiếp xúc nền đất) không được chống thấm trước khi đổ bê tông, hoặc có nhưng lớp chống thấm không phù hợp dẫn đến không hiệu quả.

Cách xử lý hiện tượng thẩm thấu ngược

- Hiện nay có 2 phương pháp chống thấm: chống thấm thuận và chống thấm ngược.

- Chống thấm thuận là chống thấm cùng chiều với tác nhân gây thấm còn chống thấm ngược thì ngược lại.

- Với trường hợp nêu trong bài viết này, nếu áp dụng phương pháp chống thấm thuận như thông thường thì thi công sẽ đơn giản và ít chi phí hơn chống thấm ngược, tuy nhiên có nhiều nhược điểm như phải đổ thêm lớp bê tông mới lên phía trên chứ không thể sơn trực tiếp lên lớp màng chống thấm, lớp bê tông mới này phải đạt tiêu chuẩn cho sơn epoxy (mác 250, xoa mặt hoàn thiện), và phải chờ khô tối thiểu 25 ngày (độ ẩm sàn tối đa 4%) thì mới sơn epoxy được, mất rất nhiều thời gian.

- Do đó trong trường hợp này, phương pháp chống thấm ngược sẽ có ưu thế hơn khi vừa hiệu quả trong việc chống thấm lại vừa tiết kiệm được thời gian, không cần phải đổ thêm lớp bê tông mới, giúp tái tạo bề mặt, tăng cường độ nén của sàn bê tông, sau khi thi công chờ khô 48-72 giờ là có thể tiếp tục sơn epoxy lên phía trên.

- Phương pháp thi công: Loại bỏ lớp sơn epoxy cũ, vệ sinh tạo nhám bề mặt, thi công hệ thống vữa epoxy đặc chủng chống thấm ngược với độ dày 3.0mm – 4.0mm

- Nếu Quý khách hàng và đối tác cần hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến hạng mục sơn phủ công nghiệp hoặc chống thấm, vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được đáp ứng yêu cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Từ khoá: thi cong son epoxy, boc phu composite,Epoxy bong tróc do thấm ngược

0914 811 122