Khả năng chống trơn trượt của sơn Epoxy

Hôm nay Sơn FICO xin chi sẻ đến quý vị khách hàng 1 đặc tính vô cùng đặc biệt của Sơn là tính năng chống trơn trượt. Hầu hết các nhà máy công nghiệp ngày nay đều áp dụngđặc tính chống chống trơn trượt để bảo vệ an toàn lao động trong nhà máy. Ngoài tác dụng chống trơn trượt thì sơn epoxy còn có màu sắc đa dạng,tạo bóng và mang lại thẩm mỹ cao cho công trình. Như đã biết thi công sơn epoxy thích hợp cho mọi vật liệu sàn như bê tông, kim loại............ Có thể sơn lên nhiều dạng bề mặt khác nhau. Mời quý vị cùng tham khảo để biết thêm về tính năng chống trơn trượt mà chúng tôi chia sẻ sau đây :

Khả năng chống trơn trượt của sơn Epoxy

Tác dụng của sơn chống trơn trượt.

- Chống ẩm, khả năng chịu mòn rất cao
-Chống kiếm và hóa chất
-Chống trượt tốt, dùng cho nền. 
-Có độ bám dính với nền, sơn bền đẹp, chịu được trọng tải lớn.

 Đặc điểm của Sơn chống trơn trượt.

1. Tạo độ kết dính và chống trơn trượt
2. Đa dạng màu sắc cho chúng ta lựa chọn, màu sắc khá đẹp
3. Sản phẩm hoàn thành sáng bóng, không bám bụi, không có mối nối...

Quy trình thi công sơn epoxy chống trơn trượt. 

Khảo sát mặt sàn : Cùng tham khảo kỹ thuật thi công sơn của chúng tôi. Các yêu cầu kỹ thuật sau đây :

Bê tông đổ nền phải đảm bảo từ Mac 200-250, độ dày tối thiểu 150mm. 
Mặt sàn đẹp, phẳng, không lồi lõm... Nên chống thấm trước khi thi công
Tiến hành đo độ cứng, độ ẩm của sàn

Các bước thực hiện 

Bước 1 : Vệ sinh bề mặt sàn.

- Sau khi đánh giá chất lượng bề mặt ta xử lý sạch bụi bẩn bằng máy vệ sinh công nghiệp, trám vá các vị trí lồi lõm cần thiết, xử lý làm phẳng bề mặt. Bề mặt phải đạt độ phẳng cao thì khi hoàn thiện mới có độ nét. Kiểm tra kỹ lưỡng về độ ẩm của sàn. Sàn không được có độ ẩm cao dễ gây nên bong tróc sơn, sơn không bám dính tốt. Thường độ ẩm khoảng 8-10% là đạt. Xử lý các vị trí mặt sàn xấu, loại bỏ tấc cả bụi bẩn, cát đá, dầu mỡ … Tùy theo điều kiện sử dụng và cấu trúc nền xưởng mà thiết lập các khe giản nở sau khi đổ nền  đạt tiêu chuẩn, chống nứt gãy mặt nền.

Bước 2: Thi công sơn lót bề mặt

Kiểm tra lại mặt sàn sau khi tiến hành xong bước 1. Sơn lót được pha chế theo đúng tỷ lệ tiêu chuẩn. Là loại  sơn epoxy hai thành phần, trong suốt. Lớp lót được thực hiện lăn đều bề mặt sàn bằng Rulo. Sau khi lớp sơn lót đã khô ta tiến hành sơn lớp phủ. Thường khoảng 4-8h là sơn lót khô.

Bước 3: Sơn lớp chống trơn trượt và lớp phủ

Chuẩn bị thật kỹ lưỡng các dụng cụ để tiến hành các bước cuối cùng như Rulo, máy pha chế sơn....Các bước làm phải thật gọn gàng dứt điểm, tránh ảnh hưởng đến chất lượng sau này. Chúng ta tiến hành lăn sơn từng lớp một bảo đảo đúng kỹ thuật.

Lớp giữa chống trượt: Sau khi lớp lót đạt yêu cầu, đủ khô cứng thì ta tiến hành sơn lớp chống trượt.  Dùng Rulo lăn đền, kỹ lên bề mặt của sàn, lăn đều tay. Thi công lớp sơn chống trơn trượt xong chúng ta rải cát đều lên bề mặt của sàn, cát đựơc rải đều tay và độ dày sao cho đảm bảo yêu cầu chống trượt. Tránh rải chỗ nhiều chỗ ít sẽ không đảm bảo chất lượng chống trơn trượt. Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt sàn xem đã đạt yêu cầu chưa. 

Lớp phủ: Kiểm tra chất lượng của lớp chống trơn trượt, sau đó tiến hành sơn lớp phủ hoàn thiện. Lớp phủ mặt được thi công bằng rulo và cọ quét, độ dày mỗi lớp dày tương đương 0.1mm. Trong quá trình thi công có thể pha thêm 5-10% chất pha loảng tùy thuộc vào điều kiện và thời gian thi công. Sau khi thi công cần kiểm tra lại xem còn chỗ nào cần xử lý thêm hay không, tránh trường hợp sửa chữa, bá vả lại sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sơn. Có thể sơn phủ 1 hoặc 2 lớp tùy theo độ dày yêu cầu.

Thời gian sử dụng sau 7 ngày 

Sơn epoxy là một trong những loại sơn khá đặc biệt có nhiều tính năng tốt cho ngành xây dựng. Ngoài tính năng chống trơn trượt thì còn được áp dụng thì công cho nhà máy chịu trong tải cao, chống ấm, chống thấm bể bơi, tầng hầm ....
 

Từ khoá: son san nen chong tron trot, epoxy gia re

0914 811 122