kỹ thuật sơn nền nhà xưởng

Khám phá loại sơn nền Epoxy nhà xưởng là gì?

Sơn nền epoxy nhà xưởng là loại sơn 2 thành phần gồm chất tạo màu và chất đóng rắn. Tạo độ bám dính chắc chắn trên nền bê tông. Sơn Epoxy rất phù hợp với môi trường có tính ăn mòn cao, thường xuyên tiếp xúc với nước, dầu mỡ, axit, nhiệt độ, hóa chất, áp suất cao… với độ bền màu cao và thường được sử dụng cho nền nhà xưởng.

Tham khảo ngay So sánh giữa hai dòng sơn Epoxy và sơn PU sàn nhà bê tông tại đây!

 kỹ thuật sơn nền nhà xưởng

Tại sao chúng ta cần dùng sơn nền Epoxy 

Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại ưa chuộng dòng sơn nền Epoxy. Dưới đây là 5 lý do nên sử dụng sơn nền epoxy:

Khả năng chống mài mòn cơ học tốt: Sơn epoxy có thể giúp sàn nâng cao độ bền và chịu được các thiết bị, máy móc có trọng lượng lớn. Do đó, bạn có thể yên tâm di chuyển máy móc, hàng hóa nặng trên mặt sàn mà không lo bị bong tróc, hư hỏng mặt sàn.
Tính thẩm mỹ cao: Sơn Epoxy có độ bóng cao, nhiều màu sắc khác nhau cho bạn lựa chọn. Khả năng chống xước tuyệt vời và rất dễ lau chùi.
Chống ăn mòn vượt trội: Sơn phủ Epoxy chinh phục người dùng với khả năng chống ăn mòn, chịu nước, axit, kiềm và nước biển cực tốt. Do đó, bạn có thể sử dụng loại sơn này cho các khu vực sàn nhà xưởng trong nhà hoặc ngoài trời.
Thi công và bảo dưỡng nhanh chóng: Với sơn sàn epoxy, bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian cho việc thi công sửa chữa sàn epoxy, cũng như không mất quá nhiều thời gian để vệ sinh, vì sàn rất sạch và sáng bóng.
Chi phí hợp lý: ít phải bảo dưỡng, thi công một lần, thời gian sử dụng lâu dài là những lợi ích kinh tế to lớn của sơn epoxy nhà xưởng mang lại cho chủ đầu tư.

Tìm hiểu ngay Cùng so sánh sơn tĩnh điện Epoxy và sơn Vinyl - Đặc điểm, bảng so sánh cụ thể tại đây!

Tổng hợp kỹ thuật sơn nền Epoxy nhà xưởng 

Cùng tham khảo hướng dẫn kỹ thuật sơn nền epoxy đạt chuẩn dưới đây:

Bước 1: Kiểm tra độ ẩm và vệ sinh nền bê tông nhà xưởng: Sử dụng thiết bị đo điện tử để đo độ ẩm một cách chính xác. Đồng thời, vệ sinh bề mặt bê tông thật sạch.
Bước 2: Sử dụng máy để tái tạo kết cấu bề mặt làm cho lớp sơn epoxy bám chắc trên bề mặt. Cần sử dụng các thiết bị thi công nền nhà xưởng để tạo nhám cho bê tông. Sau đó tiếp tục sấy khô, hút bụi còn sót lại bằng máy hút bụi công nghiệp.
Bước 3: Sơn nền bê tông: Theo công nghệ sơn sàn epoxy cần có lớp sơn lót nền để tạo độ bám dính tốt giữa bề mặt sàn và lớp sơn màu. Đồng thời  giúp che được những khuyết điểm của bê tông. 
Bước 4: Dùng keo Epoxy hoặc mastic để trám các lỗ và vết nứt còn lại trên mặt sàn.
Bước 5: Tiếp tục thi công 2 lớp bê tông sơn epoxy. Tốt nhất nên đợi lớp sơn lót khô sau 6 giờ.

Dòng sơn nền sàn Epoxy có những loại sơn nào?

Dòng sơn sàn epoxy hiện nay có hai loại sơn phổ biến trên thị trường là son Epoxy hệ lăn và sơn Epoxy hệ tự san: 

Sơn Epoxy hệ lăn là loại sơn epoxy được phủ với độ dày mỏng hơn bằng dụng cụ cọ lăn để bảo vệ và trang trí bề mặt bê tông.

Ưu điểm: dễ thi công, thời gian thi công nhanh, độ dày khoảng 100-200 micron. Chi phí thấp. Chống trơn trượt, cách nhiệt, chống thấm, chống dầu mỡ, ...
Nhược điểm: khả năng chống trượt trung bình. Tải trọng trung bình, không kháng khuẩn. Độ phẳng phụ thuộc vào tay nghề của người thi công
Ứng dụng: thường được sử dụng trong các xưởng may, kho hàng, kho bãi, nhà máy sản xuất, lắp ráp ...

Sơn Epoxy hệ tự san là sản phẩm sơn hai thành phần không sử dụng dung môi và có khả năng tự san phẳng. Do đó, dụng cụ cấu tạo cần gạt nước là phù hợp nhất. Độ dày sơn khoảng 1,5-3 mm

Ưu điểm: Nó có chức năng vượt trội hơn so với hệ epoxy dạng lăn. Khả năng chống axit, dầu và hóa chất tuyệt vời. Chịu được tải trọng lớn. Tác dụng kháng khuẩn rất tốt, có tính thẩm mỹ cao
Nhược điểm: thi công rất khó và tốn nhiều thời gian, sức lực. Do lớp sơn có độ dày nên chi phí thi công rất cao.
Ứng dụng: thích hợp cho môi trường y tế, nhà máy dược phẩm, thực phẩm, kho đông lạnh, các phòng sạch khác nhau

Từ khoá: son epoxy, kỹ thuật sơn nền nhà xưởng

0914 811 122