Sàn Epoxy
Sơn Epoxy là loại sơn nền cao cấp bao gồm 2 thành phần chính: phần A là phần sơn và phần B là phần đóng rắn. Sơn được sản xuất và đóng gói theo tỉ lệ chính xác, để khi sử dụng, người dùng chỉ cần trộn đều 2 thành phần này lại với nhau là được.
Khi sử dụng cần trộn 2 thành phần Com A và Com B vào nhau. Sơn epoxy có độ bền cao và chống ăn mòn trong các môi trường hoá chất. Sơn epoxy liên kết bằng phản ứng hoá học. Sơn epoxy là một trong những loại sơn được sử dụng phổ biến hiện nay trong các công trình công nghiệp, lọc hoá dầu, kết cấu thép, tầu biển và sơn sàn tại các nhà máy sản xuất, tầng hầm để xe… Bạn đang có nhu cầu sử dụng loại sơn này, nhưng lại đang băn khoăn và lo lắng vì chưa có thông tin về loại sơn này. Vậy hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.
Sơn Epoxy có ưu điểm gì?
Không phải ngẫu nhiên mà sơn Epoxy được dùng phổ biến trong các công trình nhà xưởng, kho lạnh, công trình công cộng mà bởi bản thân chúng mang rất nhiều ưu điểm vượt trội:
Khả năng chịu hóa chất tốt, đặc biệt là chịu kiềm
Chịu được va chạm cơ khí lớn, chịu được tải trọng nặng và khả năng chịu mài mòn vượt trội.
Sơn Epoxy có khả năng chịu nhiệt độ lên tới 120 độ C (có thể cao hoặc thấp hơn tùy từng loại).
Khả năng chống bám bụi tốt, dễ vệ sinh lau chùi.
Thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người dùng do hàm lượng chất rắn cao, hàm lượng VOCs thấp.
Tính thẩm mỹ cao: bề mặt sàn sơn Epoxy rất bóng loáng, bằng phẳng gần như tuyệt đối.
Đặc biệt sơn epoxy tự san phẳng có tính kháng khuẩn và chống nấm mốc tuyệt vời, là lựa chọn hàng đầu cho các nhà máy như : nhà máy hóa chất, nhà máy dược phẩm, bệnh viện…
Sơn Epoxy có những loại nào?
Căn cứ vào chức năng và thành phần cấu tạo để thi công cho sàn bê tông hoặc kết cấu sắt thép mà sơn Epoxy được chia thành các loại sau:
Theo chức năng:
Phân theo chức năng, sơn Epoxy được chia thành 2 dạng cơ bản đó là:
Hệ epoxy lớp mỏng, mỗi lớp dày tối đa là 0.05 mm (50µm)
Hệ epoxy lớp dày hay hệ sơn epoxy tự san phẳng, tự căn bằng chỉ sử dụng cho bề mặt phẳng, không dùng cho bề mặt đứng, sơn theo chiều dày khác nhau tùy vào mục đích sử dụng và tài chính, độ dày chuẩn nhất là 3mm (3000µm).
Theo thành phần cấu tạo:
Chia theo thành phần cấu tạo, sơn Epoxy chia thành 2 loại: sơn gốc nước và sơn epoxy gốc dầu (gốc dung môi). So với sơn hệ gốc nước an toàn cho người sử dụng và thi công, nhưng khả năng bám dính không cao. Còn hệ gốc dung môi độc hại hơn, nhưng độ bóng và độ bám dính tốt hơn nhiều sơn với gốc nước.
Từ khoá: son nen nha xuong, Sàn Epoxy
THI CÔNG EPOXY