Sơn chống nóng chuẩn
Bước 1: Xử lý kỹ càng bề mặt thi công
Kiểm tra kỹ bề mặt cần thi công và môi trường xung quanh
Nếu phát hiện bề mặt thi công có các vấn đề khác cần xử lý ngay như dột, thấm, rỉ sét.
Bước 2: Vệ sinh bề mặt cần sơn chống nóng
Dùng nước sạch để vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần sơn chống nóng sau đó đợi khô
Đối với những bề mặt lâu ngày có mảng bám khó sạch, cần xử dụng các loại máy xịt áp lực cao hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
Bước 3: Sơn lót
Sơn lót chống rỉ sét cho bề mặt kim loại trước khi sơn chống nóng
Đối với bề mặt kim loại như mái tôn, chúng ta cần sơn một lớp lót chống rỉ sét lên bề mặt trước khi sơn chống nóng
Đối với tường bê tông: cần sử dụng một lớp sơn lót gốc nước, mục đích để tăng độ kết dính giữa bề mặt sơn với lớp sơn chống nóng.
Bước 4: Tiến hành sơn lớp đầu tiên
Sơn lớp đầu tiên trải đều bề mặt cần sơn
Sau khi lớp sơn lót khô, tiến hành sơn phủ lớp đầu tiên
Tiến hành pha sơn theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất
Sử dụng rulo hoặc máy phun sơn sơn lớp đầu tiên với độ dày vừa phải, trải đều bề mặt cần chống nóng.
Chúng tôiU lưu ý quý khách cần lựa chọn thời điểm thi công lúc mát, khô ráo và không mưa để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 5: Kiếm tra và chỉnh sửa lớp sơn đầu tiên
Sau khi hoàn thiện lớp đầu tiên, chúng ta cần kiểm tra lại độ dày của sơn cũng như độ khô
Nếu xuất hiện tình trạng bóng nước, cần xử lý trước khi tiếp tục lớp sơn tiếp theo.
Với các khu vực chưa đều màu, sơn dặm đến khi đạt được độ đồng đều nhất định và tiếp tục chờ khô.
Bước 6: Sơn phủ lớp tiếp theo
Sơn chống nóng lớp thứ 2
Với các loại sơn chống nóng Chúng tôiU cung cấp và đã thi công thực tế tại các công trình ở TP HCM, thời gian khô của lớp đầu tiên có thể từ 1-2 giờ
Khi lớp sơn đầu đã khô, tiếp tục sử dụng rulo và máy phun sơn phủ lớp thứ hai đúng độ dày.
Quá trình thi công cũng cần chú ý đều tay để đạt được độ đồng đều trên bề mặt công trình, vừa giúp đạt độ thẩm mỹ vừa phát huy tối đa hiệu quả chống nóng.
Bước 7: Kiểm tra lại bề mặt sơn và thông số chống nóng
Sau khi lớp sơn đã khô hoàn toàn, kiểm tra lại bề mặt sơn và tiến hành xử lý các vị trí cần chỉnh sửa nếu có.
Theo dõi thời điểm nắng nhất trong ngày, tiến hành kiểm tra lại nhiệt độ bề mặt bằng máy chuyên dụng để theo dõi độ ổn định của bề mặt sơn.
Kiểm tra hiệu quả sơn sau khi thi công
Việc sơn chống nóng trên bề mặt dù là kim loại hay bê tông đều rất dễ thực hiện, tuy không hề khó khăn nhưng quý khách cần đáp ứng đúng quy trình trên để đảm bảo phát huy hiệu quả cao nhất.
Từ khoá: son nen nha xuong fico,Sơn chống nóng chuẩn
THI CÔNG EPOXY