Sơn chống nóng
1. Tính năng sơn chống nóng
Sơn chống nóng FICO được sản xuất theo công thức đặc biệt bao gồm các nguyên liệu có tính cách nhiệt và phản quang cao, cùng với chất tạo màng có khả năng chịu khí hậu nóng bức, ngăn cản sự truyền nhiệt và phản xạ ánh sáng, tạo thành thể đồng nhất, bám chặt lên bề mặt các kết cấu như mái tôn, tường ngăn của đa dạng các công trình như nhà mái tôn, nhà xưởng, khu công nghiệp, nhà kho, cửa hàng, bệnh viện….
Sơn chống nóng FICO thường được sử dụng nhiều trên những bề mặt hay chịu ánh nắng mặt trời trực tiếp như mái tôn, tường ngăn, bêtông, ximăng, nhựa đường, gỗ….
2. Ưu điểm nổi bật
- Chống nóng theo quy luật phản xạ ánh sáng và cách nhiệt, làm giảm nhiệt độ bề mặt vật liệu giúp làm tăng chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài nhà (nhiệt độ càng cao thì độ chênh lệch này càng lớn).
- Sơn chống nóng FICO đạt hiệu quả chống nóng rõ rệt giảm 12 – 26 độ C.
- Giúp tiết kiệm điện năng làm mát, giảm chi phí, tăng tuổi thọ cho các thiết bị, máy móc vật liệu lưu kho (hóa chất, thực phẩm).
- Chống rêu mốc, không gây rỉ tôn, tăng độ bền cho mái, giảm âm thanh trên mái tôn khi trời mưa.
- Không chứa dung môi và chất độc hại
- Dễ thi công, thi công trực tiếp lên trên mái tôn, không ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất kinh doanh.
3. Đóng gói
- Đóng thùng: 5kg, 25kg
4. Biện pháp thi công
a. Dụng cụ thi công:
- Rulô, chổi cọ trên bề mặt phẳng, súng phun trên bề mặt tôn, gợn sóng.
b. Chuẩn bị bề mặt
- Đảm bảo các bề mặt sơn phải được làm sạch bụi bẩn hay các loại nấm mốc, dầu mỡ, vôi, sơn cũ.
- Với bề mặt sơn là mái tôn thì cần đảm bảo bề mặt thi công khô tuyệt đối và phải sơn trước một lớp sơn chống rỉ. Điều này vừa giúp bảo vệ mái tôn được bền lâu và vừa giúp sơn có thể bám chắc hơn. Sau khi lớp sơn chống gỉ khô hoàn toàn mới có thể sơn tiếp sơn chống nóng
- Với các bề mặt khác thì có thề dùng sơn trực tiếp lên bề mặt hoặc sơn trước một lớp sơn chống thấm nhằm nâng cao sự bảo vệ với bề mặt sơn, không dùng lót chống gỉ.
c. Phương pháp thi công
- Khi sử dụng, nếu như sơn quá đặc hay thời tiết quá nóng thì có thể pha sơn với nước để làm loãng sơn. Bước này giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn và chất lượng sơn được cao hơn.
- Nên sử dụng máy phun sơn để có thể tạo nên một màng sơn đều màu và đẹp mắt hơn so với sơn bằng tay.
- Nên sơn trong khoảng 2-3 lớp và mỗi lớp cần cách nhau khoảng 6-8 giờ.
- Nếu muốn sơn có độ bền cao nhất thì nên sơn với độ dày từ 0,5-1,0mm cho mỗi lớp sơn.
Lưu ý:
- Dùng nước sạch rửa dụng cụ ngay sau khi thi công.
- Khuấy đều sơn trước khi sử dụng.
- Không thi công khi nhiệt độ môi trường dưới 5°C, độ ẩm trên 85%, gió trên cấp 4, trời mưa hoặc trời nóng gắt.
5. Bảo quản
- Bảo quản sơn ở nơi khô, mát.
- Đặt thùng sơn ở vị trí thẳng đứng an toàn và đậy chặt nắp.
- Dùng ngay sau khi mở nắp.
Từ khoá: boc phu composite frp, Sơn chống nóng
THI CÔNG EPOXY