SƠN CHỐNG THẤM

Thấm nước là nỗi lo của vô số công trình, đặc biệt ở Việt Nam thời tiết nóng ẩm mưa nhiều là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thấm nước, bong tróc tường và mái nhà… gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của các gia đình, doanh nghiệp.

Chống thấm là một công đoạn không thể thiếu trong các công trình xây dựng là biện pháp được lựa chọn và sử dụng nhiều nhất bởi những nhà thầu chuyên nghiệp trên toàn thế giới.

Sơn chống thấm là gì?

Sơn chống thấm là chất chống thấm đặc biệt, có những liên kết hoá học chặt chẽ tạo thành lớp màng sơn có tác dụng bảo vệ các cấu trúc xi măng và bê-tông

Những tác dụng tuyệt vời của sơn chống thấm:

Sơn chống thấm được mệnh danh là lớp “áo giáp” bảo vệ công trình với những lợi ích tuyệt vời như:

– Giúp ngăn chặn hiện tượng thấm dột, rêu mốc  trên bề mặt thi công, xảy ra do các tác động của môi trường như nắng, mưa, độ ẩm,…

– Khả năng chống kiềm hoá và muối hoá rất tốt, đảm bảo bề mặt tường không bị mài mòn, ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết.

– Khả năng chống thấm nước tuyệt vời, độ bám dính tốt trên nhiều bề mặt giúp ngăn ngừa các vết nứt cho cấu trúc

– Đồng thời đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người sử dụng

Sơn chống thấm được ứng dụng như thế nào?

Sơn chống thấm được dùng cho các cấu trúc xi măng và bê tông như:

– Bể bơi, bể chứa nước sinh hoạt, bể xử lý nước thải…

– Sàn thể thao, sàn nhà bóng…

– Sàn nhà ở, nhà vệ sinh…

Quy trình thi công sơn chống thấm

Khâu thi công quyết định hiệu quả chống thấm nói riêng và chất lượng công trình nói chung, vì vậy cần lưu ý đến những vấn đề sau

Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị bề mặt

– Mài sàn bằng máy mài công nghiệp mục đích tạo nhám và liên kết chặt chẽ với sàn bê tông

– Sử dụng máy hút bụi thổi sạch lớp bụi bẩn và tạp chất

– Dán keo định vị các vị trí tiếp giáp các khu vực không sơn

SƠN CHỐNG THẤM

Bước 2: Thi công chống thấm sàn bê tông

Đây chính là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình chống thấm sàn bê tông. Tiến hành sơn chống thấm lần 1. Sau khi sơn lớp thứ nhất khô hẳn thì mới tiến hành cho thi công hoàn thiện lần 2.

Lưu ý: Hai lớp sơn nên được sơn cách nhau khoảng 12 giờ đồng hồ.

Bước 3: Kiểm tra bề mặt sàn và nghiệm thu

Lớp chống thấm thường sẽ khô sau khoảng 1 ngày. Khi lớp chống thấm khô, ta tiến hành ngâm thử nước trong khoảng 24 giờ. Sau đó, tiến hành quan sát khu vực thi công nếu không bị thấm dột thì đồng nghĩa với lớp chống thấm đã đạt tiêu chuẩn.

Nếu đảm bảo tuân thủ nguyên tắc và quy trình thi công sơn chống thấm, bạn sẽ tiết kiệm được khoản chi phí rất lớn để khắc phục hiện tượng thấm nước sau này, mang đến một công trình chất lượng vượt trội và bền bỉ theo thời gian.

Chống thấm là một việc vô cùng quan trọng mà bất kỳ công trình nào cũng cần phải quan tâm vấn đề này, nếu không sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong việc gây hư hại bê tông, mòn rít sắt thép công trình.

Từ khoá: thi cong epoxy, SƠN CHỐNG THẤM

0914 811 122