Kỹ thuật sơn Epoxy chống thấm ngược
- Ngày nay, việc sử dụng sơn nền Epoxy trở nên khá phổ biến đối với các chủ đầu tư, không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng cho sàn. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất khi sử dụng sơn Epoxy đó là không sơn được trên sàn bê tông bị ẩm.
- Nền bê tông bị thấm ngược khi sơn Epoxy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sơn Epoxy, có thể gây ra các hiện tượng phồng rộp, bong tróc,…gây thiệt hại về kinh tế cũng như thời gian và nhân lực để khắc phục, sửa chữa. Thi công sơn Epoxy chống thấm ngược trước khi sơn lớp phủ Epoxy là điều vô cùng quan trọng.
- Để khắc phục nhược điểm này, các chủ đầu tư nên hiểu rõ về nguyên nhân gây nên hiện tượng thấm ngược và cách thức thi công sơn nền Epoxy chống thấm ngược.
Một vài nguyên nhân gây nên hiên tượng này:
- Thời tiết nóng ẩm mưa nhiều của khí hậu nước ta là một phần gây nên hiện tượng thấm ngược, đặc biệt là vào những tháng mùa xuân tại miền Bắc, có những tháng nồm, độ ẩm trong không khí rất cao, làm nền bê tông bị ẩm là điều không thể tránh khỏi.
- Một nguyên nhân nữa là do quá trình thi công của các nhà thầu xây dựng, ko trải 1 lớp vải địa kĩ thuật hoặc một lớp nilong trước khi đổ bê tông, làm hơi ẩm từ dưới lòng đất thấm ngược lên.
- Trong những trường hợp này, các chủ đầu tư sẽ không lựa chọn sử dụng Epoxy để sơn nền vì một số nhà thầu sơn Epoxy kém chất lượng, không khảo sát kĩ thực tế, không xử lý nền bê tông một cách kĩ lưỡng, đã tiến hành thi công sơn nền, gây nên rất nhiều lỗi và sự cố, khiến các chủ đầu tư mất lòng tin.
FICO đã có kinh nghiệm thi công nhiều công trình trên toàn khu vực miền Bắc, xin đưa ra cách thức thi công sơn nền Epoxy chống thấm ngược như sau:
- Bước 1: Vệ sinh sàn bê tông: sử dụng máy hút bụi, máy trà,…làm sạch sàn bê tông; cần xử lý thật cẩn thận bước này để tránh sự cố sau khi hoàn thiện.
- Bước 2: Làm khô sàn bê tông: sử dụng lửa khí gas chuyên dụng khò khô bề mặt sàn, tác dụng của bước này là làm giảm lượng ẩm tức thời của sàn, khiến quá trình thi công các bước sau được thuận tiện hơn.
- Bước 3: Xử lý các khuyết tật trên bề mặt sàn: Vá bề mặt sàn bê tông, sau đó dùng máy trà, trà lại bề mặt sàn bê tông cho bằng phẳng.
- Bước 4: Dùng máy đổ bê tông khuấy đều hỗn hợp cát và sơn Epoxy, để ngăn hiện tượng chống thấm ngược. Bước này có thể coi là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình.
- Bước 5: Bả hỗn hợp sơn Epoxy chống ẩm và bột đá. Chiều dày lớp bả đạt 1mm.
Trong quá trình thi công sơn nền Epoxy, công tác chuẩn bị sàn bê tông là điều đáng lo ngại nhất, nó quyết định đến chất lượng sàn sau khi hoàn thiện. Nếu không xử lý bề mặt sàn sạch sẽ, chống ẩm và làm khô cẩn thận thì có thể sau 1 ngày hoặc 1 thời gian sau khi thi công xong, sẽ xuất hiện những vết phồng dộp, vết li ti, khi đưa vào sử dụng không lâu, sẽ gây hiện tượng bong tróc sơn.
- Bước 6: Sơn phủ 2 lớp sơn Epoxy, sau mỗi lớp xả nhám bề mặt.
- Bước 7: Dùng Rulo chuyên dụng lăn hoàn thiện bề mặt. Trong thi công nên tránh để lộ dấu Rulo, gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.
- Bước 8: Kiểm tra và nghiệm thu công trình.
Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo đối với bề mặt sàn bị ẩm tuyệt đối không được sử dụng sơn nền Epoxy để tránh những rủi ro. Chỉ khi mặt sàn được chống thấm và xử lý cẩn thận mới đảm bảo độ bền lâu dài. Ngoài ra, muốn có được một sản phẩm nền sàn đẹp và chất lượng, các chủ đầu tư nên lựa chọn nhà thầu có uy tín và kinh nghiệm.
Từ khoá: thi cong son epoxy, son san epoxy, Kỹ thuật sơn Epoxy chống thấm ngược
THI CÔNG EPOXY