Sơn Epoxy chống tĩnh điện
Sơn Epoxy chống tĩnh điện cũng có những đặc điểm giống các loại sơn khác Epoxy khác. Với tính chất của sơn Epoxy, Sơn Epoxy chống tĩnh điện chống lại trơn trượt đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, di chuyển của công nhân.
Với chức năng chống thấm tuyệt vời, sơn Epoxy giúp bảo vệ nhà xưởng, kho tên lửa tốt hơn. Giúp cho tuổi thọ công trình được nâng cao. Không chỉ vậy sơn Epoxy chống tĩnh điện còn chịu được sự mài mòn, áp lực lớn. Vì vậy có thể bảo vệ bề mặt bền, đẹp.
Khả năng thích ứng với thời tiết nóng ẩm của Việt Nam cao mà ít loại sơn hay vật liệu có thể đáp ứng được. Có thể chống lại được hoá chất và axit nhẹ.
Một nguyên nhân bạn nên sử dụng sơn Epoxy chống tĩnh điện đó là tính thẩm mỹ rất cao. Với nhiều loại màu sắc khác nhau cùng với bề mặt sau khi thi công rất mịn và tiết kiệm hơn những loại vật liệu khác.
Quy trình thi công
Sơn epoxy chống tĩnh điện là phương pháp thi công sơn sàn epoxy lớp dày tự cân bằng bề mặt mang khả năng chống tĩnh điện được áp dụng cho các khu vực, nhà máy với yêu cầu chống tĩnh điện, mang tính thẩm mỹ và khả năng chịu lực cao được áp dụng cho các lĩnh vực điện tử, công nghệ cao, phòng thí nghiệm, nhà máy đo lường, nhà máy sản xuất chip, bán dẫn, lắp ráp bo mạch…
Quá trình Sơn epoxy chống tĩnh điện rất phức tạp đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hơn nhiều so với sơn sàn epoxy thông thường, cần kiểm soát được hiện tượng tĩnh điện trên bề mặt sàn sau khi thi công dựa trên nguyên lý phân tán và triệt tiêu điện tích. Đặc biệt đối với kho tên lửa càng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe hơn. dưới đây là quy trình thi công cơ bản của kho tên lửa bộ quốc phòng.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Việc đầu tiên đó là trà, mài bề mặt thật phẳng bằng máy chà, máy mài công nghiệp. Sau đó dùng máy hút bụi công nghiệp để dọn dẹp toàn bộ bề mặt thi công.
Đây là bước nền tảng giúp cho sản phẩm thi công đạt chất lượng và có độ bám dính tốt. Sau khi chuẩn bị tốt bề mặt, bề mặt thi công phẳng mịn mới tiến hành bước tiếp theo.
Bước 2: Sơn lót Epoxy
Đây là bước nền cho quá trình thi công bề mặt. Lớp lót này có tác dụng bám dính chặt với nền nhà. Đồng thời giúp cho các lớp tiếp theo có thể bám dính tốt hơn. Ngoài ra, lớp này còn có các vai trò khác như: chống thấm, chống rỉ, chống lại rêu mốc,…
Bước 3: Đổ sơn cách điện
Lớp này sẽ cách điện với nền nhà xưởng và hoàn toàn tiêu diệt hết các điện tích dư.
Bước 4 : Đi dây tĩnh điện – Dây đồng
Đi đây đồng cũng được chia thành các ô khác nhau. Lớp dây đồng này có tác dụng thu và phân tán điện tích còn sót lại mà lớp điện trở chưa xử lý hết.
Bước 5: Thi công lớp điện trở cao
Bước này sử dụng một loại sơn đặc biệt màu đen có tác dụng như than hoạt tính có điện trở cao giúp tiêu diệt điện tích
Bước 7: Sơn phủ Epoxy bề mặt
Đây là bước cuối cùng trong quá trình thi công sơn Epoxy chống tĩnh điện. Với yêu cầu cao của bộ quốc phòng và chủ đầu tư đã lựa chọn thi công lớp phủ bằng sơn epoxy tự san phẳng. Lớp sơn phủ này có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm mốc, chống trơn trượt, có độ bóng cao, nhiều màu sắc và rất dễ lau chùi.
Từ khoá: boc phu composite, Sơn Epoxy chống tĩnh điện
THI CÔNG EPOXY