Sơn Epoxy tầng hầm
- Tầng hầm là nơi có độ ẩm cao, chịu nhiều tác động của của xe cộ di chuyển thường xuyên dễ gây sụt lún, hư hỏng. Để khắc phục tình trạng này các chủ đầu tư đã sử dụng giải pháp thi công sơn epoxy nhằm bảo vệ và gia cố bề mặt sàn bê tông, tăng độ cứng, tăng ma sát, chống trơn trượt nền tầng hầm, nhất là ở những khu vực ram dốc.
Lý do chủ đầu tư chọn sơn epoxy sơn nền tầng hầm ?
- Quy trình sơn nền tầng hầm đạt chuẩn
- Sơn sàn epoxy cho tầng hầm có 2 phương pháp thi công là lăn sơn hệ 3 lớp và sơn tự cân bằng. Với mục đích và chi phí khác nhau, tuy nhiên phổ biến hơn cả là sơn lăn hệ 3 lớp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí với chi phí hợp lý.
Quy trình thi công gồm các bước sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt
- Bề mặt sàn bê tông luôn có những khuyết điểm nhất định vì vậy để loại bỏ các khuyết điểm, trước tiên cần sử dụng máy chà sàn công nghiệp nhằm tăng độ bám dính và làm phẳng bề mặt. Tiếp theo là vệ sinh bề mặt bằng máy hút bụi công nghiệp. Trám trét bề mặt, xử lý những điểm nứt gãy, lún,… và xử lý độ ẩm trong khoảng 8 -14%.
Bước 2: Sơn lót
- Sơn lót là lớp sơn rất quan trọng giúp tăng độ bám dính và liên kết giữa mặt sàn và các lớp sơn khác nhau. Sơn lót sau khi sơn giúp bề mặt mịn, không bị bón cục.
Bước 3: Sơn cát
- Loại sơn cát này là sự kết hợp giữa sơn epoxy lỏng và cát thạch anh. Lớp sơn cát này có vai trò tăng cứng và tăng độ ma sát. Giúp bảo vệ lớp bê tông và giúp các phương tiện di chuyển dễ dàng hơn.
Bước 4: Bả sơn
- Bả sơn bề mặt giúp che khuyết điểm tuyệt đối, làm cho bề mặt phẳng hơn. Bả sơn là hỗn hợp được kết hợp theo tỷ lệ nhất định giữa bột đá và sơn epoxy lỏng.
Bước 5: Sơn phủ bề mặt
- Tầng hầm là khu vực khá nhiều ram dốc nên không thể sử dụng loại sơn epoxy tự san mà thay vào đó là sơn epoxy hệ lăn. Sơn phủ bề mặt giúp tăng độ bóng, chống mài mòn tốt. Sơn phủ hệ lăn thường sơn 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 6 – 8h đồng hồ. Sau khi lăn lớp sơn phủ thứ nhất, cần tiến hành rà soát toàn bộ bề mặt đã sơn để kiểm tra các vị trí chưa đạt, xử lý xong mới sơn tiếp lớp sơn thứ 2.
Lưu ý: Trong quá trình pha chế sơn, thực hiện theo đúng tỉ lệ, định mức tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra.
- Mặt sàn hoàn thiện sau 10-20h có thể đi lại di chuyển nhẹ bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng cần giữ cho sơn đóng rắn hoàn toàn, mặt sàn sau khoảng 48h mới nên đưa vào hoạt động.
- Sơn lót là lớp sơn rất quan trọng giúp tăng độ bám dính và liên kết giữa mặt sàn và các lớp sơn khác nhau. Sơn lót sau khi sơn giúp bề mặt mịn, không bị bón cục.
Báo giá thi công sơn sàn tầng hầm
Hiện nay các nhà thầu thường sử dụng sơn nền tầng hầm là sơn epoxy hệ lăn. Giá thành thi công khá rẻ giao động từ 70.000đ/m2 – 130.000đ/m2 hoặc cao hơn. Tuy nhiên giá thành thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Diện tích mặt sàn tầng hầm
- Tình trạng mặt sàn bê tông
- Khối lượng sơn/m2
- Lĩnh vực hoạt động cũng ảnh hưởng đến độ dày lớp sơn từ đó mà tác động đến đơn giá thi công.
- Thương hiệu sơn mà khách hàng muốn sử dụng.
Từ khoá: Sơn Epoxy tầng hầm , thi cong son san epoxy, son nen nha xuong
THI CÔNG EPOXY