SƠN SHOWROOM VĂN PHÒNG
Sơn epoxy sơn nền sơn sàn showroom hoặc sơn epoxy cho văn phòng tiêu chí đầu tiên là phải đẹp, sạch sẽ, bóng láng, không bám bụi, không in dấu dày dép lên. Sơn epoxy sơn nền sơn sàn showroom, văn phòng cần lưu ý các vấn đề sau:
- Cần sơn epoxy không dung môi độc hại, thường sử dụng sơn epoxy tự phẳng gốc nước
- Không bám dính với bụi bẩn, nhiều sàn showroom hoặc sàn văn phòng đã sử dụng sơn epoxy dễ dính bẩn từ các vết của lốp xe mới, dấu chân, cần được bảo dưỡng thường xuyên như waxing hoặc đánh bóng, việc này rất bất tiện cho người sử dụng lẫn khách hàng, cần sử dụng sơn phủ epoxy có độ bóng cao, khả năng kháng khuẩn cực lớn...
- Ngoài ra sàn epoxy showroom, văn phòng phải có chức năng chống thấm nước tốt, không thấm dầu mỡ,
- Màu sắc sơn epoxy cho sàn showroom hoặc văn phòng phải đa dạng, toát lên vẻ sang trọng, tinh tế cần có của showroom.
Qui trình thi công sơn epoxy cho sàn văn phòng, sàn showroom:
Bước 1: Mài nền bê tông
Tiến hành mài nền bằng máy mài công nghiệp đi kèm với máy hút bụi công nghiệp để có bề mặt tương đối bằng phẳng, loại bỏ chất bẩn bám trên nền, lấy lại cốt nền ở những nơi cần thiết.
Nếu trên mặt bê tông có vết dầu mỡ, hóa chất bẩn thì cần phải tiến hành: Loại bỏ dầu mỡ, hóa chất bằng chất tẩy rửa chuyên dụng, đèn khò gas cỡ lớn. Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền
Bước 2: Sau khi mài phẳng nền bê tông, tiến hành trám trét
Sơn lót trước những vị trí cần trám trét, Trám trét những khuyết tật lớn của bề mặt bằng putty chuyên dụng đóng rắn nhanh. Mài lại những nơi trám trét, kiểm tra lại toàn bộ bề mặt để có bề mặt tương đối bằng phẳng. Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền
Bước 3: Thi công sơn epoxy lớp lót
Lớp sơn lót epoxy ngấm sâu vào nền bê tông hình thành một lớp composite bền vững, tăng cứng bê tông, tạo liên kết tốt giữa nền bê tông và lớp sơn phủ. Thi công theo phương pháp lăn, gạt hoặc phun. Dùng cọ quét vào những vị trí rulo không chạm tới được như gầm máy, chân tường
Bước 4: Thi công sơn epoxy phủ nước 1
Thi công sơn epoxy phủ Sau khi sơn lót khô (>1tiếng) thi công tiếp lớp sơn phủ epoxy có màu thứ nhất. Lớp sơn này phải sơn thật đều và kín màu toàn bộ nền bê tông.
Bước 5: Bả sửa lại bề mặt
Sau khi tiến hành thi công sơn epoxy màu, những khuyết tật của bề mặt lộ rõ hơn. Tiến hành cào tràn sơn tự san phẳng để đảm bảo lấp toàn bộ lỗ nhỏ trên bề mặt, dù là nhỏ nhất như đầu que tăm. Đây là bước cực kỳ quan trọng đảm bảo tính thẩm mỹ của sàn bê tông.
Trám trét bổ sung những vị trí khuyết tật sâu, rộng bằng putty. Mài lại bằng máy chà nhám băng
Bước 6: Chà nhám bề mặt
Dùng máy chà nhám cỡ lớn chà tạo nhám và loại bỏ toàn bộ những hạt sạn, hạt cát bám dính trên bề mặt sàn epoxy.
Bước 7: kiểm tra
Kiểm tra lại toàn bộ sàn bê tông, nếu chưa đạt thì quay lại bước 5, Bước này đánh giá là cực kỳ quan trọng. Vì sau bước này công việc sửa chữa sàn để đạt thẩm mỹ cao nhất khó khăn và tốn kém hơn.
Bước 8: Thi công tiếp lớp sơn phủ epoxy cuối cùng.
Thi công lăn hoặc phun toàn bộ bề mặt lớp sơn epoxy cuối cùng. Lưu ý trên một mặt phẳng không nên thi công 2 lần để tránh màu sơn khác nhau. Dùng cọ quét góc, chân tường những vị trí rulo không chạm tới được. Tránh lăn, phun vào tường, lăn để lại vệt rulo
Bước 9: kiểm tra lại lần cuối:
Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt nền sau khi thi công để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật… Trước khi bàn giao cho chủ đầu tư.
Từ khoá: son nen nha xuong, SƠN SHOWROOM VĂN PHÒNG
THI CÔNG EPOXY