Sơn sàn Epoxy chuyên nghiệp
FICO là nhà thầu chuyên thi công sơn sàn epoxy, thi công sơn nền epoxy, sơn vạch epoxy. Để tìm hiểu về loại sơn sàn epoxy, FICO giới thiệu về đặc tính của vật liệu sơn epoxy:
Sơn Epoxy là loại sơn gì ?
Sơn epoxy là 1 loại sơn công nghiệp 2 thành phần được tạo nên từ những hạt nhựa epoxy, chất đóng rắn polyamide, dung môi và 1 số phụ gia khác. Sau khi trộn lại với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định do nhà sản xuất quy định sẽ tạo nên màng sơn có độ cứng, độ bám dính, dai chắc, sáng bóng cùng một số tính năng chuyên dụng như: chống tĩnh điện, chống hóa chất, chống rỉ sét, chịu axit,…. Sơn epoxy thường được sử dụng phổ biến cho các bề mặt sắt thép, sàn bê tông, tường, trần đặc biệt là sơn sàn epoxy được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, nhà xưởng, nhà kho, tầng hầm. Sơn epoxy hai thành phần được đóng vào thùng và chia ra theo bộ bao gồm:
Một bộ sơn epoxy hai thành phần được chia theo bộ: 5kg, 10kg, 15kg, 20kg, 25kg thùy theo quy cách đóng thùng của nhà sản xuất.
Phần A (Thùng lớn hơn vì tỷ lệ phần A nhiều hơn): Là thành phần sơn có các màu tùy chọn.
Phần B (Thùng nhỏ hơn): Chất đông cứng hay chất đóng rắn tạo màng (Còn gọi là keo đóng rắn).
Khi thi công phần A và phần B được trộn khuấy đều, nhuyễn vào nhau theo tỷ lệ của nhà sản xuất, tạo ra dung dịch đồng nhất.
Sơn epoxy có những thành phần cơ bản nào ?
Các thành phần cơ bản của vật liệu sơn epoxy bao gồm: chất tạo màng (chất kết dính), bột màu, phụ gia, dung môi…
1. Chất kết dính: là chất tạo nên sự kết dính cho các loại bột và màu trong sơn, tạo màng bám dính trên bề mặt. Tùy vào mục đích sử dụng và loại sơn để người ta xác định chất kết dính.
2. Bột độn:còn được gọi với cái tên là bột độn được pha vào nhằm mục đích gia tăng các tính chất của sơn như: tăng độ cứng, bóng của màng sơn ( tính chất của màng), kiểm soát độ láng, thời gian khô của sơn, và nhiều tính chất khác…Một số loại chất độn sơn (bột độn ) thường được dùng như: Kaoline, Oxide titane, Carbonate calcium…
3. Bột màu: Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thông thường sẽ ở dạng bột mịn. Bộ màu có nhiệm vụ tạo nên màu sắc và đảm bảo độ che phủ cho sơn, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bóng và độ bền của màng sơn. Bột màu bao gồm hai loại là màu tự nhiên và màu tổng hợp
5. Phụ gia: là các chất hóa học với công thức riêng tùy theo từng dòng sơn cụ thể.
6. Dung môi: Là chất hòa tan nhựa và pha loãng sơn, đặc tính của nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.
Quy trình thi công sơn nền nhà xưởng của FICO và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật thi công sơn sàn epoxy cho nền nhà xưởng công nghiệp với các bước thi công như sau.
Quy trình 7 bước thi công sơn epoxy cho sàn nhà xưởng, tầng hầm
Bước 1: Tạo nhám sàn bê tông
Toàn bộ bề mặt sàn nhà xưởng, nhà kho hoặc là các bề mặt bê tông khác yêu cầu phải được tạo nhám bằng máy mài sàn công nghiệp. Việc tao nhám sẽ giúp lớp sơn lót epoxy liên kết và bám dính tốt với sàn bê tông và lớp sơn phủ. Đồng thời công đoạn này giúp loại bỏ các dị vật tồn tại trên sàn bê tông.
Bước 2: Xử lý bề mặt
Sàn nhà xưởng, nhà kho luôn có những vị trí lồi lõm, khuyết tật hay không bằng phẳng. Trước khi tiến hành sơn epoxy cho sàn nhà xưởng yêu cầu cần xử lý và loại bỏ hết tất cả các khuyết tật trên bề mặt bằng vữa trám trét 2 thành phần chuyên dành cho sàn bê tông. Hoặc là xử lý bằng phương pháp khác thuộc lĩnh vực chuyên môn của HP-TECH.
Bước 3: Sơn 01 lót sơn epoxy lên bề mặt bê tông đã xử lý
Sơn lót epoxy hai thành phần cho khả năng che lấp khuyết tật bề mặt đồng thời thẩm thấu sâu xuống nền bê tông giúp tăng cứng bề mặt và tạo liên kết trung gian, tăng độ bám dính của lớp sơn phủ với sàn bê tông. Phải kiểm tra kỹ bụi bẩn trước khi sơn lót epoxy. Những vị trí mà sàn bê tông yếu thường hút khô lớp lót này nên phải tiến hành lăn thêm 01 lớp lót nữa để đảm bảo độ bám dính giữa lớp sơn epoxy và bề măt bê tông.
Bước 4: Thi công lớp sơn epoxy trung gian.
Lớp sơn sàn epoxy trung gian giúp tăng cứng, che lấp bề mặt và khuyết tật. Khi thi công cần trộn đều và đúng tỉ lệ hai thành phần của sơn, dùng roller lăn trải đều sơn lên bề mặt nền bê tông với định lượng theo nhà sản xuất đưa ra. Kết hợp sơn epoxy lớp phủ trung gian, hay còn gọi là lớp phủ thứ nhất với bột đá hoặc cát thạch anh để bả tràn nhằm lấp đầy các khiếm khuyết bề mặt.
Bước 5. Chà nhám
Sau khi thi công xong lớp sơn epoxy thứ nhất thì phải dùng máy đánh nhám hoặc giẻ lau hoặc máy hút bụi để loại bỏ các hạt cát li ti trên sàn rồi mới tiến hành lớp sơn epoxy phủ màu cuối cùng.
Bước 6: Thi công lớp sơn phủ epoxy thứ hai.
Đây là lớp sơn sàn epoxy hoàn thiện bề mặt nó quyết định lớn đến tính thẩm mỹ và chất lượng công trình, khi thi công sơn sàn epoxy cho sàn nhà xưởng với lớp thứ hai cần lăn roller đều tay tỉ mỉ, cẩn thận và theo định mức mà nhà sản xuất đưa ra. Chú ý, thời gian giữa các lớp sơn sàn epoxy theo chỉ định của từng nhà sản xuất, thông thường các lớp sơn cách nhau 8-12h.
Bước 7: Kiểm tra và nghiệm thu công trình.
Lớp sơn khô bề mặt sau 24h, khô hoàn toàn sau 7 ngày. Khi lớp sơn khô bề mặt thì người và vật nhẹ có thể di chuyển trên bề mặt sàn sau thi công. Như vậy là đã xong toàn bộ biện pháp thi công sơn sàn epoxy nhà xưởng, nhà kho. Biện pháp thi công sơn sàn epoxy này về cơ bản cũng áp dụng cho các công trình sơn epoxy khác như sơn sàn epoxy tầng hầm, sơn sàn epoxy cầu thang bộ,... Tuy nhiên sẽ khác nhau về xử lý bề mặt và một số vấn đề khác. Tiến hành kiểm tra bề mặt và nghiệm thu và bàn giao công trình.
Trên đây là 7 bước thi công sơn sàn Epoxy nhà xưởng, nhà kho, sàn tầng hầm,... Tùy từng công trình cụ thể FICO sẽ cử nhân viên kỹ thuật đến hiện trường để khảo sát và tư vấn cho khách hàng phương án tốt nhất.
Từ khoá: thi cong epoxy,Sơn sàn Epoxy chuyên nghiệp
THI CÔNG EPOXY