Thi Công Mạch Ngừng

1. Mạch Ngừng Bê Tông Là Gì? 

- Khi đổ bê tông với diện tích lớn, ta không thể đảm bảo điều kiện đổ liên tục để thi công bê tông toàn khối nên phải gián đoạn giữa chừng. Vị trí làm gián đoạn đó được gọi là mạch ngừng bê tông.

- Và không thể đổ bê tông mới tiếp giáp với bê tông đổ trước đó khi chưa có mạch ngừng được → sẽ gây phá vỡ các nối liên kết vừa hình thành trong vữa bê tông.

- Trường hợp bắt buộc để mạch ngừng thì phải khống chế vị trí của nó trong miền kết cấu có nội lực nhỏ để không gây hại cho kết cấu ở tiết diện mạch ngừng.

⇒ Khi thi công đổ bê tông cần làm liên tục để tránh có mạch ngừng.

Thi Công Mạch Ngừng

2. Vì Sao Khi Đổ Bê Tông Lại Có Mạch Ngừng?

Mạch ngừng bê tông xuất hiện do một số nguyên nhân chính sau:

- Đối với các kết cấu bê tông có hình dạng phức tạp nên việc đổ bê tông toàn khối sẽ rất khó khăn nên cần làm mạch ngừng để không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

- Mạch ngừng có tác dụng giúp làm giảm co ngót và nứt kết cấu công trình.

- Khi thiếu nhân công và thiết bị thi công sẽ không thể đổ bê tông liên tục được nên bắt buộc phải có mạch ngừng.

- Việc tạo mạch ngừng sẽ giúp tăng tỉ số quay vòng ván khuôn.

- Do ảnh hưởng từ thời tiết và khí hậu bắt buộc tạo mạch ngừng trong thi công bê tông toàn khối.

- Khả năng cung cấp bê tông của trạm trộn bê tông, máy trộn bê tông.

- Địa điểm công trình (địa điểm đông dân cư, thường xuyên ách tắc giao thông,…)

3. Vị Trí Mạch Ngừng Bê Tông Như Thế Nào Là Hợp Lý?

► Mạch ngừng được bố trí tại những vị trí sau:

- Tại vị trí mà kết cấu có tiết diện thay đổi đột ngột.

- Tại vị trí thay đổi phương chịu lực.

- Tại vị trí có nội lực nhỏ, quan tâm đến lực cắt nhỏ.

- Kích thước của mạch ngừng phải cố gắng giảm đến mức tối đa:

+ Chiều dài của mạch ngừng là ngắn nhất, càng thẳng và ít gấp khúc càng tốt.

+ Mạch ngừng phải thẳng góc với trục kết cấu để diện tích bề mặt là nhỏ nhất.

+ Bố trí mạch ngừng theo phương đứng trong sàn sườn.

+ Các vùng bố trí mạch ngừng đứng cắt qua dầm chính và dầm phụ.

- Yêu cầu trong cách tạo mạch ngừng:

+ Mạch ngừng phải phẳng và vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu.

+ Đối với mạch ngừng đứng: phải có khuôn để tạo mạch ngừng.

+ Đối với mạch ngừng nằm ngang nên đặt ở vị trí thấp hơn đầu mút ván khuôn một khoảng 3cm đến 5cm.

⇒ Vậy nên, mạch ngừng càng ít càng tốt bởi bê tông được đổ toàn khối vẫn tốt và đảm bảo hơn. Bạn nên lưu ý chất lượng thi công tại mạch ngừng trước khi đổ bê tông đợt tiếp theo, thực tế hay có vết nứt tại những vị trí này.

► Thời gian ngừng

- Trong giai đoạn thi công hai lớp bê tông sẽ có hai cường độ khác nhau:

+ R1: cường độ lớp bê tông cũ.

+ R2 cường độ lớp bê tông mới.

- Nếu thời gian ngừng dài quá thì R1 > R2 → hạn chế độ bám dính giữa hai lớp trước và sau.

- Nếu thời gian ngừng quá ngắn thì R1 rất nhỏ → nứt, vỡ lớp bê tông đã đổ.

- Thời gian ngừng thích hợp nhất là cường độ tối thiểu R1 = 25kg/cm2.

Từ khoá: sơn epoxy ,Thi Công Mạch Ngừng

0914 811 122