Phân Phối & Thi Công Sơn Chống Cháy

Với nhiều năm kinh nghiệm Phân phối và Thi công sơn chống cháy trên thị trường TP.HCM và các tỉnh ở nhiều khu vực khác nhau, chúng tôi (Công ty FICO) tự tin có thể mang đến khách hàng dịch vụ và sự hỗ trợ tốt nhất trên thị trường.

Trong những năm gần đây tình trạng cháy nổ nguy hiểm xảy ra thường xuyên hơn, như các vụ cháy chung cư, nhà xưởng, xưởng sản xuất… Việc thi công sơn chống cháy để bảo vệ công trình được xem như là một giải pháp hiệu quả để giảm bớt thiệt hại về con người và tải sản do hỏa hoạn gây ra.

Thi công sơn chống cháy giúp hạn chế tối đa các sự cố không mong muốn khi hỏa hoạn xảy ra, đảm bảo chất lượng công trình an toàn. Để sơn chống cháy phát huy hiệu quả thì trong quá trình thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quy trình sơn chống cháy. Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về sơn chống cháy, quy trình thi công sơn chống cháy tiêu chuẩn. Bạn đang cần sử dụng dịch vụ thi công sơn chống cháy, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được báo giá sơn chống cháy nhanh nhất.

Sơn chống cháy là gì? Nó hoạt động thế nào?

Sơn chống cháy là một loại vật liệu được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm mục đích phòng cháy tiết kiệm và hiệu quả. Thành phần sơn chống cháy bao gồm các hợp chất chống cháy là vỏ trấu, Acrylic, Epoxy và các phụ gia, hóa chất có thành phần hóa học đặc biệt khác. Sau khi phủ sơn lên các vật liệu cần chống cháy là sắt, thép, sơn chống cháy sẽ hình thành một lớp bảo vệ giúp kết cấu thép tránh được các tác động không mong muốn của lửa. 

Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, nó sẽ nở rộng gấp 20-50 lần tạo ra một lá chắn, ngăn cản truyền nhiệt và bảo vệ khung thép khỏi bị sụp đổ, do thép bắt đầu mất khả năng chịu tải ở nhiệt độ khoảng 550 °C (độ C) trong đám cháy, đó là lý do tại sao bạn cần sơn chống cháy cho kết cấu thép.  Sơn chống cháy được thiết kế để bảo vệ cấu trúc chính của tòa nhà trong trường hợp hỏa hoạn. Do đó, nếu xảy ra cháy nổ thì sẽ có thể chịu được nhiệt độ lâu, kéo dài thời gian lên tới 60, 90, 120 phút khi hỏa hoạn xảy ra, cho lực lượng phòng cháy chữa cháy (PCCC) tới xử lý kịp thời.

Sử dụng sơn chống cháy là một trong những cách tốt nhất theo wikipedia (https://en.wikipedia.org/wiki/Fireproofing) đặc biệt là trong các tòa nhà thép tiền chế, các khu dân cư, các công trình dân dụng vì nó góp phần hạn chế đám cháy lan nhanh, bảo vệ kết cấu thép của tòa nhà, giúp cho mọi người bên trong tòa nhà có nhiều thời gian hơn để di chuyển đến nơi an toàn trong lúc đợi đội cứu hỏa đến.

Sơn chống cháy là gì? Nó hoạt động thế nào?

Sơn chống cháy là một loại vật liệu được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm mục đích phòng cháy tiết kiệm và hiệu quả. Thành phần sơn chống cháy bao gồm các hợp chất chống cháy là vỏ trấu, Acrylic, Epoxy và các phụ gia, hóa chất có thành phần hóa học đặc biệt khác. Sau khi phủ sơn lên các vật liệu cần chống cháy là sắt, thép, sơn chống cháy sẽ hình thành một lớp bảo vệ giúp kết cấu thép tránh được các tác động không mong muốn của lửa. 

Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, nó sẽ nở rộng gấp 20-50 lần tạo ra một lá chắn, ngăn cản truyền nhiệt và bảo vệ khung thép khỏi bị sụp đổ, do thép bắt đầu mất khả năng chịu tải ở nhiệt độ khoảng 550 °C (độ C) trong đám cháy, đó là lý do tại sao bạn cần sơn chống cháy cho kết cấu thép.  Sơn chống cháy được thiết kế để bảo vệ cấu trúc chính của tòa nhà trong trường hợp hỏa hoạn. Do đó, nếu xảy ra cháy nổ thì sẽ có thể chịu được nhiệt độ lâu, kéo dài thời gian lên tới 60, 90, 120 phút khi hỏa hoạn xảy ra, cho lực lượng phòng cháy chữa cháy (PCCC) tới xử lý kịp thời.

Sử dụng sơn chống cháy là một trong những cách tốt nhất theo wikipedia (https://en.wikipedia.org/wiki/Fireproofing) đặc biệt là trong các tòa nhà thép tiền chế, các khu dân cư, các công trình dân dụng vì nó góp phần hạn chế đám cháy lan nhanh, bảo vệ kết cấu thép của tòa nhà, giúp cho mọi người bên trong tòa nhà có nhiều thời gian hơn để di chuyển đến nơi an toàn trong lúc đợi đội cứu hỏa đến.

Phân Phối & Thi Công Sơn Chống Cháy

Các đặc điểm chính của sơn chống cháy:

✔ Nó làm giảm tính dễ bắt lửa vật liệu xây dựng.

✔ Sơn chống cháy không ngăn chặn các đám cháy xảy ra, nhưng nó có thể làm chậm sự đốt cháy, lan rộng của các đám cháy.

✔ Có nhiều loại sơn chống cháy khác nhau và tùy thuộc vào từng loại sơn, nó có thể được áp dụng trên kim loại, gỗ, bề mặt sơn, v.v.

✔ Nó phù hợp để sử dụng trong nhà và ngoài trời .

✔ Nó có thể được sử dụng với súng phun, bàn chải hoặc con lăn…

Ưu điểm sau khi sơn chống cháy cho kết cấu thép

Sơn chống cháy cho kết cấu thép ngày càng được nhiều người ưa chuộng trên thị trường hiện nay là bởi những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại cho kết cấu của các công trình, cụ thể:

Hiệu quả chống cháy tốt

Thi công sơn chống cháy được đánh giá là giải pháp chống cháy hàng đầu hiện nay. Tùy theo định mức thi công mà đạt được tiêu chuẩn chống cháy khác nhau. Dù là khoảng thời gian ngắn hay dài cũng đều quý báu, giúp đội ngũ phòng cháy chữa cháy kiểm soát tốt đám cháy, giảm thiệt hại về người và của do hỏa hoạn gây ra.

Có thể áp dụng cho nhiều bề mặt

Thông thường mỗi giải pháp chống cháy chỉ dùng cho một loại vật liệu. Tuy nhiên khi sử dụng sơn chống cháy có thể áp dụng cho nhiều bề mặt khác nhau. Các bề mặt sử dụng sơn chống cháy phổ biến như gỗ, thạch cao, kim loại….

Nâng cấp nội bộ

Sơn chống cháy được dùng để bảo vệ công trình không chỉ từ lúc ban đầu mà còn khi đã sử dụng trong khoảng thời gian dài. Việc thi công sơn chống cháy lên trần nhà, tường giống như khoác lên lớp áo bảo vệ ngôi nhà tránh khỏi sự hư tổn lớn do lửa của hỏa hoạn gây ra.

Thi công dễ dàng

So với các phương pháp chống cháy khác thì việc thực hiện quy trình thi công sơn chống cháy khá đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian và chi phí. Bạn có thể tìm kiếm các địa chỉ uy tín chuyên thi công sơn chống cháy nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Quy trình thi công sơn chống cháy

Quy trình thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép vô cùng phức tạp đòi hỏi người thợ thi công phải có tay nghề cao và hiểu sâu về kỹ thuật. Để đảm bảo công trình sau khi thi công sơn chống cháy phát huy tác dụng chống cháy và đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải thi công theo đúng quy trình sơn chống cháy gồm các bước như sau:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt vật liệu

Trước khi tiến hành sơn chống cháy chúng ta cần phải làm sạch bề mặt vật liệu như bụi bẩn, vết rỉ sét, dầu mỡ và các loại tạp chất bằng máy phun bi, máy phun cát hoặc sử dụng nước để làm sạch… (theo tiêu chuẩn Sa 2.0)

Lưu ý: Cần vệ sinh thật sạch các vùng bị rỉ sét, dính dầu mỡ trước khi thi công.

Xử lý bề mặt khung sắt thép kim loại là bước đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong quy trình thi công sơn chống cháy. Nó không chỉ ảnh hưởng đến việc bảo vệ kết cấu mà còn quyết định tính thẩm mỹ. Thông thường, máy phun cát, máy phun vi và nước được sử dụng để làm sạch bề mặt kim loại số lượng lớn.

Trong khi xử lý bề mặt cần lưu ý không nên sơn lên các sắt thép đã bị rỉ hoặc có bám nhiều dầu mỡ. Nếu cần phải sơn thì cần làm sạch bề mặt bằng hỗn hợp gồm xăng, axeton và dung môi pha sơn. Sau khi đã làm sạch bề mặt sắt thép kim loại thì cần để khô ráo và chuyển sang bước phun lớp sơn chống rỉ phù hợp. 

Bước 2: Tiến hành sơn lót chống rỉ

Sử dụng chổi, cọ, rulo hoặc súng phun sơn chuyên dụng để sơn lớp lót chống rỉ trước khi tiến hành thi công sơn chống cháy.

Trong quá trình sơn lót chống rỉ, đảm bảo sơn phủ đều bề mặt vật liệu. Thi công sơn lớp lót này giúp chống rỉ cho thép và tạo chân bám cho lớp sơn chống cháy.

Tuy nhiên khi phun sơn cần phải lưu ý trong việc đảm bảo được độ dày khoảng 50 µm - 80 µm trên bề mặt và đảm bảo thời gian khô tối đa là 30 phút. Bề mặt sơn đạt tiêu chuẩn trong thi công sơn chống rỉ nếu có độ bám dính cao, bề mặt phẳng và khô cứng.

Bước 3: Tiến hành sơn chống cháy

Sau khi chờ cho lớp sơn lót chống rỉ khô, tiến hành thi công sơn chống cháy lên trên bề mặt lớp sơn lót.

Tùy thuộc vào thời gian chống cháy khác nhau (30 phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút, 180 phút …) mà lớp sơn chống cháy sẽ được sơn dày hay mỏng (thời gian chống cháy của lớp sơn này phụ thuộc vào độ dày của sơn)

Đây là lớp sơn chính tạo ra vách ngăn giữa vật liệu và ngọn lửa.

Trước khi thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép, cần phải kiểm tra các thông số kỹ thuật ghi trên sơn cũng như các chi tiết khác. Để đánh giá hiệu quả của lớp sơn chống cháy thì sau khi thi công, bạn có thể dùng dụng cụ đo độ dày màng sơn.

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ màu

- Sau khi lớp sơn chống cháy khô hoàn toàn, tiến hành thì công lớp sơn phủ màu cho kết cấu thép. Có thẻ sử dụng sơn phủ alkyd, epoxy, arcrylic hoặc bất kỳ loại sơn nào trên thị trường tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng và màu sắc.

- Lớp sơn chống cháy chỉ có tác dụng chống cháy cho bề mặt vật liệu nên ta không thể sử dụng để làm đẹp, vì thế trong quá trình thi công cần thêm một lớp sơn phủ để hoàn thiện công trình.

Từ khoá: thi cong son san epoxy, Phân Phối & Thi Công Sơn Chống Cháy

0914 811 122