Sơn epoxy cho sàn nhà, xưởng công nghiệp

Thi công sơn epoxy cho sàn nền nhà xưởng hiện nay đã không quá xa lạ trước tình hình hội nhập của nước. Tuy nhiên, trước khi thi công sơn epoxy doanh nghiệp cần chuẩn bị những kiến thức cơ bản về sơn epoxy và quy trình thi công sơn epoxy.

Ở đây, FICO sẽ giúp bạn hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về sơn epoxy và quy trình thi công sơn epoxy cho sàn nhà xưởng để giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất.

I. Sơn epoxy là gì?

1. Tại sao nhà xưởng cần thi công sơn Epoxy?

Sơn Epoxy là loại sơn chuyên dụng dùng để sơn nền, sàn nhà xưởng. Sơn Epoxy được phân thành nhiều loại như: sơn Epoxy gốc dầu, sơn Epoxy gốc nước,…
Sơn Epoxy giúp bảo vệ nền mặt sàn của nhà xưởng. Sau khi lăn đều sơn lên bề mặt sàn, sơn Epoxy sẽ tạo ra một lớp bảo vệ cho mặt sàn.
Lớp bảo vệ này giúp chống thấm, ngăn ngừa ảnh hưởng của các loại hóa chất, dầu mỡ trong quá trình sản xuất hàng hóa bị rơi rớt, tránh làm hư hại sàn bê tông nhà xưởng.
Sơn Epoxy nhà xưởng có nhiều ưu điểm như có tính thẩm mỹ cao, bền, chắc, chịu lực giúp cho bề mặt sàn nhà xưởng bằng phẳng, dễ lau chùi.
Bên cạnh đó, một ưu điểm vượt trội của dòng sơn này đó là chống tĩnh điện, phù hợp để áp dụng trong môi trường sản xuất các linh kiện điện tử công nghệ cao.

Sơn epoxy cho sàn nhà, xưởng công nghiệp

2. Phân loại sơn epoxy

Hiện nay, sơn Epoxy được chia làm 3 loại chính:

  • Sơn epoxy gốc nước
  • Sơn epoxy gốc dầu
  • Sơn epoxy không dung môi

3. Các dòng sơn epoxy sàn nhà xưởng phổ biến
a, Sơn epoxy 2 thành phần hệ tự san phẳng APT KeraSeal Ado40

Sơn Epoxy tự cân bằng APT Keraseal ADO40 là sơn phủ epoxy tự cân bằng, không dung môi và phenol. Bề mặt hoàn thiện phẳng, bóng mịn và kháng hóa chất phổ thông

Đóng gói: 23Kg/bộ; 5Kg/bộ

Định mức tiêu thụ cho 1 lớp phủ với độ dày 1mm:

Với bề mặt nhẵn bóng: 1.3kg/m2, tức là 1 bộ 23kg phủ được khoảng ~18m2
Với bề mặt chống trơn trượt: 0.9kg/m2, tức là 1 bộ 23kg phủ được khoảng ~25m2

Quy trình thi công sơn epxoy cho sàn bê tông

Bước 1: Xử lý bề mặt sàn

Là khâu đầu tiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng để đạt chất lượng sơn như mong muốn. Cần loại bỏ hết bụi bẩn, loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, vật, nước trên bề mặt sàn để tạo độ nhám cho sơn Epoxy liên kết với mặt sàn tốt nhất.

Bước 2: Che lấp các lỗ hổng trên mặt sàn

Mặt sàn sau một thời gian hoạt động sẽ xuất hiện các vết rỗ, hổng, bong tróc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bề mặt sàn và làm mất tính thẩm mĩ. Cần phải che lấp các lỗ hổng này bằng hỗn hợp keo Epoxy và đợi keo khô lại thì mài cho nhẵn bóng.

Bước 3: Thi công lớp sơn lót

Đây là lớp sơn không thể thiếu trong quá trình thi công sơn sàn Epoxy, bởi vì lớp sơn lót (hay còn gọi là Primer) này có khả năng tạo độ kết dính, tăng cường khả năng kết dính của lớp sơn phủ và sàn bê tông. Ngoài ra lớp sơn lót này còn có khả ngăn ngừa hóa chất, nước thẩm thấu xuống sàn bê tông, xi măng.

Do đó, để đảm bảo lớp sơn lót được bám dính tốt, dùng cọ lăn hoặc súng (phun) lớp sơn lót một lượng vừa đủ đảm bảo độ bám dính chắc chắn cho lớp phủ không bị bong tróc. Trong quá trình lớp lót (Primer) khô, tránh để bụi bẩn bay vào dính trên bề mặt lớp lót ,nó sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp phủ sau này, và rất dễ bong tróc.

Bước 4: Kiểm tra nghiệm thu công trình

Thường thì sau 24 - 48 tiếng thi công người và các vật có trọng lượng nhẹ có thể di chuyển trên bề mặt sàn đã được sơn Epoxy. Và đơn vị có thể bàn giao công trình cho đơn vị. Nếu muốn di chuyển vật có trọng tải lớn thì nên chờ khoảng 3 đến 7 ngày sau thi công để đảm bảo lớp sơn được chắc chắn nhất.

Từ khoá: thi cong epoxy, Sơn epoxy cho sàn nhà, xưởng công nghiệp

0914 811 122