Hướng dẫn thi công sơn Epoxy

Hướng dẫn thi công sơn Epoxy đạt chuẩn chất lượng

Thi công sơn Epoxy được ví như là bước tiến vượt bậc không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng ngày nay; đặc biệt là ở những nhà xưởng, nhà máy sản xuất lớn. Để đảm bảo hiệu quả mà sơn Epoxy mang lại thì quy trình thực hiện sơn Epoxy; cũng phải được tiến hành theo đúng quy trình nghiêm ngặt.

Vậy đâu là quy trình thi công sơn Epoxy đạt chuẩn? Địa chỉ nào cung cấp dịch vụ sơn Epoxy uy tín, chất lượng? Đừng vội bỏ lỡ bài viết sau của Vệ sinh công nghiệp Bình Dương nhé; chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thắc mắc này.

Hiện nay trên thế giới việc áp dụng và sử dụng sơn epoxy trong sản xuất công nghiệp đã trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu. Đặc biệt là tại các nước tư bản như Mỹ, Nhật, Châu Âu…

Được chuyển giao công nghệ từ chuyên gia hàng đầu từ Nhật Bản và Đài Loan, sơn epoxy Bình Dương đã có được sự tín nhiệm từ những đối tác, khách hàng khó tính nhất. Đặc biệt sơn epoxy Bình Dương áp dụng quy trình thi công một cách triệt để, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, tạo dựng uy tín bền vững cho khách hàng. Sau đây là một số giới thiệu sơ lược về thi công sơn epoxy.

Sơn epoxy là gì?

Sơn epoxy là loại sơn cao cấp gồm hai phần chính là dung môi và phần đóng rắn polyamide, sơn có thể bám dính trên nhiều bề mặt từ bê-tông đến các chất có kết cấu kim loại hay các loại gỗ, vv…

Những ưu điểm, lợi ích sơn sàn epoxy.

Sơn epoxy được dùng rộng rãi cho nhiều mặt phẳng như: sàn, nền, tường, tầng,… Nó mang lại rất nhiều tính năng giúp cho việc bảo vệ mặt phẳng cũng như các hoạt động phục vụ hoạt động trên đó thật sự tiện nghi và hiệu quả nhất cụ thể là những đặc tính sau:

– Tính thẩm mỹ cao: bề mặt sơn có độ bóng cùng với màu sắc tươi và khó phai làm cho bề mặt sơn đẹp đảm bảo được yêu cầu về thẩm mỹ.

– Tính bền chắc chất lượng: chất lượng đến từ nguyên vật liệu, chúng tôi đảm bảo chất lượng và cam kết bảo hành 12 tháng sử dụng cho khách hàng.

– Tính chống bám bụi và dễ dàng lau chùi: do độ bóng của sơn mang lại nên khả năng bám bụi của bề mặt sơn rất thấp song việc làm vệ sinh lau chùi trên mặt sàn cũng rất nhanh chóng và nhẹ nhàng.

– Khả năng chống thấm: Đặc biệt của loại sơn epoxy có loại chống thấm là bề mặt sơn sau khi khô chống thấm hoàn toàn với nước. Tính năng này phù hợp cho các hồ bơi, bể chứa nước sạch,…

– Khả năng chịu lực, ma sát: với tính năng này thì sơn epoxy thường được dùng cho các công trình sơn cho nhà xưởng, nhà kho, tầng hầm,…

Phân loại sơn sàn epoxy

Sơn sàn epoxy thường được dùng hiện nay có hai dạng là: sơn epoxy hệ lăn và sơn epoxy hệ tự san phẳng. Hai dạng này khác nhau về nguyên vật liệu, phương pháp thi công và tất nhiên chất lượng sẽ khác với giá thành cũng tương ứng khác nhau.

Sơn sàn epoxy hiện nay trên thị trường có 03 loại như sau :

– Sơn epoxy gốc dầu.

– Sơn epoxy gốc nước

– Sơn epoxy không dung môi.

Phương pháp thi công

Việc thi công sơn epoxy bằng phương pháp nào phụ thuộc vào  dòng sản phẩm sử dụng. Sơn epoxy  bao gồm hai dòng sản phẩm chính là sơn epoxy hệ lăn và sơn epoxy hệ tự san phẳng (sơn epoxy tự cân bằng dòng). Với sơn epoxy hệ lăn có 02 phương pháp thi công là dùng lăn ruller hoặc phun bằng áp suất khí. Với sơn tự cân bằng dùng phương pháp đổ tự phẳng.

Chuẩn bị

Việc thi công sơn epoxy được thực hiện trên nền nhà xưởng nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, độ phẳng của nền bê tông nhà xưởng. Để công trình đạt chất lượng và tính thẩm mỹ cao nhất phải chuẩn bị ngay từ ban đầu là công đoạn đổ bê tông nền nhà xưởng.

Yêu cầu đối với nền bê tông nhà xưởng thi công sơn epoxy

– Mác bê tông phải từ 250 trở lên.

– Nền nhà xưởng phải có các khe giãn nở bê tông.

– Phải tiến hành chống thấm ngược trước khi tiến hành đổ bê tông nền. Phương pháp chống thấm ngược: lót 02 lớp nilong, trải vải địa kỹ thuật hoặc trải màng bitum

– Lấy cốt sàn thật chuẩn, dùng máy xoa nền xoa tạo phẳng toàn bộ mặt sàn bê tông. Nền bê tông nhẵn  và bằng phẳng quyết định rất lớn đến chất lượng nền thi công sơn epoxy.

Quy trình thi công

Sơn epoxy có những đặc tính ưu việt như: bền màu, chống trơn trượt, chống bụi, chịu được mài mòn và ma sát rất tốt chính vì vậy nó góp phần làm đẹp cho ngôi nhà của bạn. Để có được điều đó cần trải qua các bước như sau:

* Quy trình thi công sơn epoxy hệ lăn.

– Công đoạn 1: Mài sàn & làm sạch bề mặt sàn bê tông.

Sử dụng máy mài công nghiệp có gắn kèm thiết bị hút bụi mài sạch toàn bộ bề mặt nhằm tạo độ nhám và loại bỏ các tạp chất, vết bẩn bám lại trên bề mặt. Sau đó sẽ tiến hành làm sạch bề mặt bằng máy hút bụi đảm bảo hạn chế tối đa khả năng bụi còn bám lại trên bề mặt.

Với những chỗ có độ ẩm, sử dụng các thiết bị chuyên dụng để hạ nhiệt đồng thời sử dụng các chất chống ẩm lên bề mặt.

– Công đoạn 2:  Thi công sơn lớp lót.

Với lớp sơn lót trong suốt đóng vai trò là lớp sơn liên kết giữa bề mặt sàn bê tông và sơn epoxy (hoặc PU). Công đoạn này sử dụng rulo lăn hoặc súng phun sơn phủ đều lên bề mặt nền, sàn.

– Công đoạn 3:  tạo mặt phẳng bề mặt.

Với cách gọi khác là sơn bả tràn sàn bê tông, công đoạn này giúp che lấp những khuyết điểm nhỏ và tạo mặt phẳng bề mặt sàn.

– Công đoạn 4: Thi công sơn lớp phủ đầu tiên.

Sử dụng rulo lăn đều tay khu vực cần sơn. Công đoạn này có thể sử dụng rulo lăn hoặc súng phun sơn tùy thuộc vào bề mặt, điều kiện của sàn bê tông. Công đoạn này được đánh giá như lớp sơn tạo màu cho bề mặt sàn.

– Công đoạn 5: Thi công sơn sàn epoxy lớp phủ hoàn thiện.

Sau khi lớp sơn phủ sàn epoxy đầu tiên đã khô, thực hiện xả nhám sơ qua cùng với đó là đánh dấu, xác định những khu vực còn sót. Sau đó vệ sinh, hút bụi lại thật sạch và tiến hành sơn phủ lớp hoàn thiện tương tự như bước 4..

Kết thúc thi công sau 24h có thể di chuyển trên bề mặt, nhưng để đảm bảo chắc chắn nhất thì từ 7 -10 ngày kể từ khi nghiệm thu công trình có thể hoặt động bình thường trên bề mặt.

Lợi ích mà thi công sơn Epoxy đem lại cho công trình

Sơn Epoxy chính là một sản phẩm sơn nền rất được ưa chuộng sử dụng ngày nay. Cấu trúc của sơn Epoxy bao gồm phần sơn và chất đóng rắn. Phần sơn sẽ giúp bề mặt sàn láng mịn, mang lại tính thẩm mỹ cao. Phần đóng rắn sẽ giúp sơn Epoxy có thể chịu được lực tác động; không bị thấm nước hay thấm dầu và khắc phục được hoàn toàn những nhược điểm của sơn nước thông thường.

Sử dụng sơn Epoxy mang lại tính thẩm mỹ và độ bền của sàn

Trên thị trường có 3 loại sơn Epoxy chính đó là: sơn Epoxy gốc nước, sơn Epoxy gốc dầu và sơn Epoxy không dung môi. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như mặt phẳng cần thực hiện sơn Epoxy mà các bạn có thể lựa chọn các loại sơn khác nhau.

Có thể kể tới những lợi ích mà thi công sơn Epoxy mang lại cho công trình đó là:

+ Giúp sàn thêm bền chắc và chịu được lực tác động; phù hợp với những không gian thường xuyên chịu lực lớn tác động.

+ Giúp tăng tuổi thọ của sàn, hạn chế hư hỏng và cần phải bảo trì thường xuyên.

+ Sử dụng sơn Epoxy cho sàn nhà sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ vượt trội. Với lớp sơn Epoxy, sàn nhà sẽ  bóng hơn; màu sắc tươi tắn và khó bị phai màu do những yếu tố ngoại cảnh tác động.

+ Chống bám bụi bẩn hiệu quả: Bề mặt sàn được phủ sơn Epoxy sẽ trơn láng và khó bám bụi.

+ Khả năng chống thấm tốt và dễ lau chùi: Với lớp sơn Epoxy phủ trên bề mặt sàn sẽ giúp sàn có khả năng chống thấm nước hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng lau chùi, vệ sinh khi cần thiết mà không lo ngại làm hư hỏng cấu trúc bên trong của sàn.

Quy trình thi công sơn Epoxy đạt chuẩn

Nhằm đảm bảo những hiệu quả mà sơn Epoxy mang lại thì việc thi công sơn Epoxy cần phải đảm bảo tuân thủ đúng quy trình nghiêm ngặt. Cụ thể, quy trình phủ sơn Epoxy lên bề mặt sàn đạt chuẩn thường được tiến hành theo những bước dưới đây:

Bước 1: Tiến hành vệ sinh bề mặt sàn cần thi công

Để đảm bảo lớp son lót có thể tăng khả năng bám dính tốt thì công đoạn vệ sinh bề mặt sàn là vô cùng quan trọng. Hãy sử dụng máy hút bụi chuyên dụng để dọn dẹp đi hết những bụi bẩn dư thừa vương trên bề mặt sàn.

Bước 2: Xử lý các vết lồi lõm hoặc khuyết điểm trên sàn nếu có

Nhằm đảm bảo mặt sàn sau khi phủ sơn Epoxy được láng mịn; không khuyết điểm thì các bạn cần sử dụng máy mài sàn để tạo độ phẳng mịn cho bề mặt. Nếu bề mặt sàn có những vết lồi lõm thì cần lấp đầy chúng bằng keo Epoxy 2 thành phần; và xử lý phẳng mịn bằng máy móc chuyên dụng. Sau đó sử dụng máy hút bụi và lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ bề mặt sàn để chuyển sang bước tiếp theo.

Hướng dẫn thi công sơn Epoxy

Xử lý các khuyết điểm trên sàn là vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng thi công sơn Epoxy có hiệu quả hay không

Bước 3: Bắt đầu thi công lớp son lót đầu tiên

Sử dụng lớp sơn lót sẽ làm tăng khả năng bám dính các lớp sơn Epoxy trong các bước tiếp theo. Do đó, các bạn tuyệt đối không nên rút ngắn giai đoạn bằng cách bỏ qua bước này.

Bước 4: Tiến hành phủ lớp sơn Epoxy lần đầu tiên

Sử dụng máy phun hoặc cây lăn chuyên dụng và được tiến hành sơn phủ bởi những nhân công lành nghề. Bạn cần phải thật cẩn thận để không làm lớp sơn bị lồi lõm, xấu xí gây mất thẩm mỹ.

Bước 5: Hoàn tất việc phủ lớp Epoxy tiếp theo

Sau khi lớp sơn Epoxy đầu tiên đã khô, bạn tiếp tục sơn phủ lớp sơn Epoxy tiếp theo lên một cách cẩn thận.

Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao lại công trình tới khách hàng

Hãy kiểm tra lại một lượt xem bề mặt sàn phủ sơn Epoxy có xuất hiện vết lồi lõm; không bằng phẳng nào hay không. Nếu có hãy xử lý kịp thời để đảm bảo bề mặt phẳng mịn, màu sắc tươi tắn nhất. Sau đó bàn giao lại công trình với khách hàng.

 

Từ khoá: cong ty son san epoxy,Hướng dẫn thi công sơn Epoxy

0914 811 122