CHỐNG THẤM GỐC POLYURETHANE
TÌM HIỂU VỀ DÒNG SƠN CHỐNG THẤM GỐC POLYURETHANE
Hiện nay, chống thấm Polyurethane luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà thiết kế, chủ đầu tư, nhà thầu thi công dịch vụ chống thấm. Bởi chất lượng vượt trội mà không vật liệu nào cũng đáp ứng được như: Độ bám dính tốt mà còn có tính đàn hồi cao, che phủ mọi vết nứt và đạt độ bền cao và chống
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI GIA CÔNG SƠN ALKYD
- MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN KIM LOẠI LÀM KHÔ MÀNG SƠN
- NHỰA EPOXY LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA EPOXY
- QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN GỐC NHŨ TƯƠNG
- MỘT SỐ PHỤ GIA CHỐNG LẮNG CHO SƠN
Hiện nay, chống thấm Polyurethane luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà thiết kế, chủ đầu tư, nhà thầu thi công dịch vụ chống thấm. Bởi chất lượng vượt trội mà không vật liệu nào cũng đáp ứng được như: Độ bám dính tốt mà còn có tính đàn hồi cao, che phủ mọi vết nứt và đạt độ bền cao và chống lại tia cực tím hiệu quả.
1. Chống thấm Polyurethane và ưu điểm của nó.
Polyurethane (PU) là hợp chất polymer hình thành thông qua phản ứng giữa isocyanate và polyol, được cấu tạo từ các đơn vị hữu cơ kết nối với nhau thông qua liên kết carbamate (urethane).
Sơn sử dụng vật liệu tạo màng urethane với thành phần chính gồm nhựa polyurethane có thể chống thấm dột từ trong bê tông hoặc từ ngoài vào. Đây là dòng sơn có hệ lăn rulo (0.03mm) và hệ đổ 1 – 5mm tùy vào hiện trạng và nhu cầu của khách hàng.
Gốc Polyurethane hay còn gọi là gốc PU được ứng dụng rộng rãi trong các công trình sàn sân thượng, ban công, seno,… nơi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Ưu điểm nổi bật của dòng sơn này là thi công dễ dàng, nhanh chóng hình thành lớp màng chống thấm liền mạch không mối nối có khả năng kháng nước, kháng sương giá, kháng rễ cây thâm nhập vào, bề mặt chịu nhiệt tốt, không chảy mềm, đàn hồi cao và kháng tia UV cực kỳ mạnh.
2. Phân loại sơn chống thấm Polyurethane
Sơn chống thấm Polyurethane thường được phân loại thành hai loại chính dựa trên số lượng thành phần:
- Sơn chống thấm Polyurethane 1 thành phần (1K PU): Trong loại này, các hợp chất Polyurethane đã được tổng hợp sẵn trong một đơn vị thành phẩm. Khi sử dụng, bạn chỉ cần mở nắp và thi công. Hợp chất sẽ phản ứng và lưu hóa nếu tiếp xúc với không khí bên ngoài. Đây là lựa chọn tiện lợi hơn và dễ sử dụng hơn cho những công trình nhỏ hoặc các ứng dụng không yêu cầu tính chính xác cao trong việc đo lường và pha trộn.
- Sơn chống thấm Polyurethane 2 thành phần (2K PU): Trong loại này, các hợp chất Polyurethane được tổng hợp trong hai đơn vị riêng biệt. Khi thi công, bạn cần phải trộn các hợp chất này với nhau để tạo ra phản ứng đóng rắn bằng liên kết hóa học. Loại này thường được sử dụng trong các công trình lớn hơn hoặc khi yêu cầu tính chính xác và kiểm soát cao trong việc đo lường và pha trộn.
Hiện nay, FICO đã và đang triển khai rộng rãi bộ nguyên liệu cho dòng Sơn chống thấm Polyurethane. Đặc biệt nguồn nhựa được nhập khẩu từ các thương hiệu lớn trên thế giới… cùng với độ ngũ kĩ thuật với kinh nghiệm và thực tiễn trong lĩnh vực sơn dầu, sơn công nghiệp… Mega luôn là đối tác tin cậy và đồng hành cùng bạn đến thành công.
DỊCH VỤ:
Từ khoá: CHỐNG THẤM GỐC POLYURETHANE, epoxy hcm
BÀI VIẾT HAY
THI CÔNG SƠN KẺ VẠCH ĐƯỜNG KCN VSIP II
NHÀ THẦU CHUYÊN THI CÔNG SƠN EPOXY
Sơn nền tầng hầm tại Gò Vấp
Thầu Sơn Nền Nhà Xưởng Tại Bình Dương
Công trình sơn chống thấm
SƠN NỀN BÊ TÔNG NHÀ XƯỞNG
Sơn nền nhà xưởng đồng nai - tphcm
Quy trình thi công sơn epoxy sàn nhà xưởng
THI CÔNG SƠN EPOXY TẠI GIA LAI
SƠN EPOXY CHO SÀN GARAGE
QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN EPOXY HỆ LĂN
THI CÔNG NẤM NGỌC BÍCH TẠI TÀ HINE LÂM ĐỒNG
BÀI VIẾT