Kỹ Thuật Thi Công Xoa Nền Bê Tông

Kỹ thuật thi công xoa nền bê tông trong xây dựng. Tăng độ phẳng và thẩm mỹ cho công trình xây dựng nhà xưởng đạt chuẩn và chất lượng nhất, đảm bảo cho sơn sàn epoxy sau này.

Trong thi công đổ bê tông nhà xưởng thì việc làm phẳng mặt bê tông nền hoặc sàn là công việc rất quan trọng, đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ của công trình.

Ngoài ra, xoa phẳng giúp cho việc thi công sơn sàn epoxy sau này trở nên dễ dàng và tiết kiệm rất nhiều chi phí.

1. Xoa Nền Bê Tông Là Gì? Tiêu Chuẩn Đo Độ Phẳng Sàn Bê Tông

- Xoa nền bê tông là giai đoạn cuối cùng để hoàn thiện mặt sàn giúp làm phẳng mặt bê tông, tạo được bề mặt bóng đẹp có tính thẩm mỹ để khi đưa nền đó vào sử dụng cho các mục đích khác nhau luôn đạt hiệu quả công việc.

► Tiêu chuẩn độ phẳng nền bê tông

- FF thể hiện độ phẳng

+ FF = 4.57 / ((3xSq)+(|q|))

+ Sq = độ lệch tiêu chuẩn của q (toán xác suất)

+ |q| = trị tuyệt đối của q.

- FL thể hiện độ cân bằng của nền.

+ FL = 12.5 / ((3xSz)+|z|)

+ Sz = độ lệch tiêu chuẩn của z (toán xác suất)

+ |z| = trị tuyệt đối của z

Kỹ Thuật Thi Công Xoa Nền Bê Tông

2. Kỹ Thuật Thi Công Xoa Nền Bê Tông

Để đảm bảo công trình đạt chuẩn và chất lượng cần đảm bảo 1 số quy trình sau:

- Chuẩn bị mặt sàn có độ phẳng tương đối bằng hình thức san lấp và dựng cốt pha.

- Mác bê tông có độ sụt 10±2 trở lên, với khối lượng bê tông lớn cần khoảng cách đổ bê tông giữa các xe < 15 phút/xe.

- Tiến hành đổ bê tông và nhân công sẽ cào cán bê tông tươi ra hết mặt sàn sao cho tương đối bằng phẳng.

- Có thể dùng thước gạt để gạt đi những vùng bê tông dư lồi và lấp những vùng bê tông trũng để mặt sàn phẳng hơn.

- Xoa nền bê tông để tạo độ phẳng đều bằng máy xoa siêu phẳng

- Sử dụng công cụ highway straight edge (dài 3 – 6m) với góc nghiêng linh hoạt để hoàn thiện độ phẳng của bề mặt

- Hoàn thiện mặt nền bẳng máy xoa tự hành và máy xoa công nghiệp có gắn hệ cánh tạo phẳng mịn và đánh bóng

- Đo đạc: Sử dụng máy đo Fmin để đọc độ phẳng và độ cân bằng của nền nhà xưởng.

- Nếu xoa nền bê tông có dùng phụ gia sika hardener để tăng cứng bề mặt thì quy trình thi công cũng tương tự như xoa nền bình thường và thêm phần rắc bột sika trực tiếp lên bề mặt lúc xoa nền.

► Ưu điểm sơn epoxy

- Chống bám bụi và giúp dễ dàng thực hiện vệ sinh làm sạch.

- Tạo màng sơn liền mạch, có độ bám dính tốt.

- Giá thành sơn sàn epoxy khá rẻ.

- Độ bóng cao giúp tạo nên sự hài hòa, thân thiện và chuyên nghiệp.

- Khả năng chống chịu lực và mài mòn tốt.

- Sơn epoxy được sử dụng nhiều mục đích khác nhau: sơn nền nhà xưởng, các sàn bệnh viện, những nhà máy xí nghiệp sản xuất thực phẩm,…

- Ngoài ra, sơn epoxy còn đạt chuẩn GMP phòng sạch, Chống chịu axit và kháng hóa chất tuyệt vời.

Từ khoá: sơn epoxy ,Kỹ Thuật Thi Công Xoa Nền Bê Tông

BÀI VIẾT HAY

Chống thấm bể nước

Sơn Epoxy Sơn Nền Nhà Xưởng APT-ADO20

SÀN EPOXY CHỐNG TĨNH ĐIỆN

Sàn bê tông mài là gì?

Công ty sơn epoxy tại Đồng Nai

SÀN EPOXY KIỂU VỮA

Các bước thi công sơn Epoxy

Định Mức Sơn Nền Epoxy

Tại sao phải thi công sơn epoxy chống tĩnh điện?

Sơn chống axit tại Đồng Nai

Sơn chống tĩnh điện

3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THẤM DỘT MÁI TÔN

0914 811 122