Quy trình thi công sơn Epoxy kháng khuẩn
Ngày nay, trong các môi trường làm việc thường đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt như sử dụng sơn Epoxy kháng khuẩn để đảm bảo sức khỏe cho công nhân là không còn xa lạ, trở thành yếu tố bắt buộc phải đáp ứng. Vậy để thực hiện tốt những yêu cầu này thì quy trình thi công sơn Epoxy kháng khuẩn đạt tiêu chuẩn như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Thi công sơn Epoxy kháng khuẩn dùng loại sơn gì?
Sơn Epoxy là loại sơn đang được rất nhiều người sử dụng và tin dùng. Sơn Epoxy tự san phẳng là một trong những dòng sơn cao cấp hoạt động trên nguyên lý tự cân bằng. Loại sơn này mang đầy đủ những ưu điểm của dòng sơn Epoxy như bảo vệ nền bê tông, chống trầy xước tốt, có khả năng chịu được những áp lực và mang tính thẩm mỹ cao.
Đặc biệt, sơn Epoxy tự san phẳng mang tính kháng khuẩn rất cao, không phát sinh bụi bẩn, chống nấm mốc, kháng nước và khả năng chống trơn trượt cao,… Đây là loại sản phẩm được rất nhiều các nhà máy thực phẩm, bệnh viện hay các phòng thí nghiệm sử dụng để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và sức khỏe cho mọi người.
Quy trình thi công sơn Epoxy kháng khuẩn đạt tiêu chuẩn
Để có những sàn nhà, sàn công nghiệp kháng khuẩn tốt, chúng ta nên thực hiện quy trình thi công đúng quy định, với những kỹ thuật chuyên môn cao và nhân viên đã được qua đào tạo. Quy trình thi công sơn Epoxy tự san bằng kháng khuẩn gồm những bước sau đây.
Bước 1: Mài sàn.
Đầu tiên, cần phải làm sạch bề mặt sàn cần sơn. Dùng máy mài sàn công nghiệp được thiết kế gắn chung với máy hút bụi để mài toàn bộ mặt sàn. Công đoạn này nhằm tạo nhám cho mặt sàn để giúp sàn có sự gắn kết với loại sơn được sử dụng. Ngoài ra, loại bỏ được những bụi bẩn, dị vật và dầu mỡ trên bề mặt sàn.
Bước 2:Tiến hành xử lý bề mặt sàn.
Khi sử dụng sơn Epoxy kháng khuẩn thường có keo Epoxy đi kèm để xử lý bề mặt sàn. Trong keo Epoxy có hai thành phần chính đó là thành phần chuyên dụng bả vá, trám trét để xử lý những chỗ xấu xí, hư hỏng trên bề mặt sàn. Tại những vị trí gồ ghề thì sử dụng máy mài để mài phẳng ở vị trí này thì mới tiến hành bả vá.
Sở dĩ có công đoạn xử lý bề mặt sàn này chủ yếu là để sửa chữa, loại bỏ những chỗ hư hỏng của mặt sàn trước khi chuyển sang giai đoạn thi công sơn Epoxy để mang lại hiệu quả cao nhất.
Bước 3: Tiến hành thi công sơn Epoxy lớp lót.
Trước khi thi công sơn Epoxy lớp lót cần sử dụng máy hút bụi để làm sạch bề mặt sàn sau khi hoàn thành các công đoạn mài và xử lý bề mặt. Sau đó, trộn đều hai thành phần của sơn lót lại với nhau bằng máy khuấy trộn rồi tiến hành sử dụng roller để lăn hoặc hoặc phun đều lên bề mặt sàn. Sơn lót có chức năng làn cứng bề mặt sàn và tạo lớp sơn liên kết trung gian.
Bước 4: Tiến hành thi công lớp sơn Epoxy kháng khuẩn.
Sử dụng máy khuấy trộn để trộn đều hai thành phần của sơn Epoxy tự san phẳng bằng với nhau. Sau đó đổ sơn ra sàn rồi sử dụng cào gạt và cán đều sơn ra sàn. Dùng lô gai lăn để phá bỏ những bọt khí còn sót trên bề mặt sơn. Đây là công đoạn rất quan trọng quyết định chất lượng và tính thẩm mĩ của công trình.
Bước 5: Tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.
Sau khi thực hiện xong các bước thi công sơn Epoxy sàn phẳng kháng khuẩn thì sau 24h người và những đồ vật nhẹ có thể di chuyển được trên bề mặt sàn. Sau đó, tiến hành kiểm tra và nghiệm thu.
Trên đây là quy trình các bước tiến hành thi công sơn Epoxy kháng khuẩn tự phẳng cho bề mặt sàn. Hy vọng bài viết của chúng tôi làm các bạn hài lòng và biết thêm về các công đoạn sơn sàn tự phẳng.
Từ khoá: son nen nha xuong, Quy trình thi công sơn Epoxy kháng khuẩn
THI CÔNG EPOXY