Quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng cho nền bê tông
- Là loại sơn epoxy 2 thành phần là thành phần sơn và thành phần đóng rắn , sơn epoxy tự san phẳng hoạt động theo nguyên tắc cân bằng bề mặt, có khả năng tự che lấp khuyết điểm mặt sàn bê tông , Khi đổ lớp sơn epoxy cho bề mặt sẽ tạo lên lớp màng sơn láng bóng và tính thẩm mỹ cao
-Mô tả và giới thiệu quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng cho nền sàn nhả xưởng
Sản phẩm sơn epoxy tự san phẳng có những ưu điểm vượt trội
-Khả năng tự san lấp bề mặt cao…
-Không thấm nước, dầu mở và không cho chất lỏng đi qua…
-Khả năng chịu tải trọng, chống mài mòn cao…
-Khả năng chống trơn trượt tốt…
-Kháng được hóa chất, dầu mở, axit loảng…
-Đối với một số hãng sơn có thương hiệu trên thị trường như Sika, Jotun, KCC, Chokwang thì sơn nền epoxy tự san phẳng còn đáp ứng được các yêu cầu về GMP, WHO, GPS, GPL…
Các khu vực sử thường được sử dụng sơn epoxy tự san phẳng
-Sàn nhà máy dược phẩm, thực phẩm…
-Tầng hầm tòa nhà, bãi đậu xe, các gara ô tô…
-Nhà máy cơ khí…
-Sàn văn phòng làm việc…
-Các sàn yêu cầu đòi hỏi cao về tinh thẩm mỹ, khả năng chịu tải,mài mòn và bề mặt đẹp…
Quy trình thi công sơn sàn epoxy tự san phẳng cho nền nhà xưởng
-Các bước thi công sơn sàn epoxy tự san phẳng đều giống như thi công sơn phủ 03 lớp, trừ lớp sơn phủ tự phẳng. Đối với lớp sơn sàn tự san phẳng thì đội ngũ công nhân phải có tay nghề cao, đã thi công lớp sơn này nhiều lần vì nếu chưa làm qua hoặc làm ít thì bề mặt dễ sần sùi, khi dùng bán kéo răng cưa để kéo sơn dễ gây ra các vết kéo làm xấu bề mặt, bề mặt xuất hiện chổ dày chổ mỏng, mỗi đội thi công sơn phải ít nhất 5 người trong đó một người kéo sơn, một người dùng ru lô gai phá bọt khí, một người đổ sơn, một người pha sơn, một người kiểm tra bề mặt còn chỗ nào cao thấp, đều sơn hay chưa?
Bước 1 : Kiểm tra mặt sàn trước khi thi công sơn
Bước 2: Vệ sinh mặt sàn
-Vệ sinh mặt sàn bước tiền đề khá quan trọng giúp bảo vệ mặt sàn cũng như máy móc thi công và người lao động. Vì khi mài sàn tốc độ máy mài rất lớn khi gặp dị vật sẽ khiến dị vật cuốn vào trong guồng máy gây hỏng hóc hoặc bắn ra ngoài gây tổn thương người xung quanh
Bước 3 : Thi công mài sàn
-Thi công mài sàn là công đoạn cũng quan trọng không kém. Mài sàn có không chỉ tạo độ bẳngcho mặt sàn mà tạo độ nhám giúp lớp sơn phủ và sơn lót epoxy có thể thẩm thấu sâu vào bề mặt bê tông.
Bước 4 :Thi công lớp sơn lót epoxy
-Sơn lót epoxy là hợp chất 2 thành phần thẩm thấu vào bề mặt bê tông, giúp mặt tăng khả năng chịu lực của mặt sàn , mà khả năng chống thấm ngược, kháng axit, và ăn mòn
Bước 5: Thi công lớp sơn epoxy tự sản phẳng
-Đối với lớp sơn sàn tự san phẳng thì đội ngũ công nhân phải có tay nghề cao, đã thi công lớp sơn này nhiều lần vì nếu chưa làm qua hoặc làm ít thì bề mặt dễ sần sùi, khi dùng bán kéo răng cưa để kéo sơn dễ gây ra các vết kéo làm xấu bề mặt, bề mặt xuất hiện chổ dày chổ mỏng, mỗi đội thi công sơn phải ít nhất 5 người trong đó một người kéo sơn, một người dùng ru lô gai phá bọt khí, một người đổ sơn, một người pha sơn, một người kiểm tra bề mặt còn chỗ nào cao thấp, đều sơn hay chưa?
Một số lưu ý khi thi công sơn sàn epoxy tự san phẳng:
-Tuyệt đối không được dùng dung môi pha sơn, nếu không sẽ gây ra sần sùi và nhăn bề mặt sơn epoxy
-Tỉ lệ pha sơn phải đúng như nhà sản xuất đưa ra, đặc biệt pha lẻ
Dùng máy trộn sơn phải đúng máy và tỉ lệ vòng quay trên phút, thời gian trộn ít nhất là 10 phút
Kết luận
-Khi thi công sơn epoxy tự san phẳng không đơn giản như thi công sơn epoxy bằng con lăn ru lô hoặc súng phun mà phải có đội ngũ có tay nghề cao để khi thi công không tạo ra vết kéo của bàn răng cưa và xuất hiện các lổ li ti vì không phá hết các bọt khí cũng như tạo ra bề mặt bằng phẳng hơn, bóng đẹp hơn.
Từ khoá: quy trinh thi cong epoxy, son nen san nha may
THI CÔNG EPOXY