Sàn bê tông mài là gì?

Sàn bê tông mài ngày càng được nhiều người lựa chọn để sử dụng để thi công. Vậy sàn bê tông mài là gì? Nó có những ưu điểm, nhược điểm gì khiến cho mọi người thích sử dụng đến vậy? Cùng sơn bê tông FICO tìm hiểu nhé!

Sàn bê tông mài là gì? 

Sàn bê tông mài (Bê tông mài) là sản phẩm được tạo ra từ công nghệ xử lý bề mặt bê tông mới, được kết hợp với phụ liệu hạt đá Granite (hay là Granito). Công nghệ xử lý hiện đại làm cho bề mặt bê tông được nhẵn mịn, sáng bóng và đẹp mắt. 

Đặc biệt, bề mặt thi công được phủ thêm Hardener, đây là một loại bột chuyên dùng để xoa nền các công trình, giúp đánh bóng, tăng cường độ cứng cho mặt sàn và giúp hạn chế bụi bám. Ngày nay, phụ gia Hardener có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, xanh,.. giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn tùy vào từng công trình của bạn.

Hiện nay tại Việt Nam, sàn bê tông mài đang được dần phổ biến hơn và được sử dụng nhiều tại các tòa nhà văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại,… Tuy nhiên, nhiều người còn chưa dám sử dụng sàn bê tông mài cho công trình nhà ở. Bởi họ đang băn khoăn không biết có thích hợp sử dụng hay không, hoặc không biết sàn bê tông mài có trơn trượt hay không. Thực tế cho thấy rằng việc sử dụng sàn bê tông mài sẽ giúp không gian sống của bạn trở nên sinh động và động đáo hơn nhiều đấy!

  • Có nên sử dụng sàn bê tông mài?
  • Ưu điểm của sàn bê tông mài

Có độ bền cao: Bê tông mài giúp cho độ cứng của sàn bê tông thô tăng lên đến 50%. Nếu được chăm sóc và bảo trì đúng cách thì tuổi thọ của sàn nhà có thể lên đến hàng trăm năm. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm về độ bền của sàn nhà.

Sàn bê tông mài là gì?

Tiết kiệm chi phí: Khi sử dụng sàn bê tông mài thì giá thành sản phẩm được tiết kiệm hơn rất nhiều. Bởi lẽ, vật liệu bê tông khá bình dân và được sử dụng phổ biến, nếu thêm dịch vụ phủ bóng thì giá cũng tăng không quá cao. Có thể phù hợp với khả năng tài chính của nhiều gia đình.
Tính đàn hồi tốt: Khi sử dụng sàn bê tông, bạn không cần phải lo lắng sàn nhà bị trầy xước, nứt nẻ hoặc bị hư hỏng bề mặt.
Chống thấm tốt: Khả năng chống thấm và chống ẩm mốc của sàn bê tông mài được đánh giá rất cao. bởi lẽ bề mặt của sàn rất cứng, rắn chắc mà mịn mượt. Không có các rỗ, xốp hoặc các lỗ li ti như bề mặt sàn bê tông thông thường khác.

Quy trình thi công sàn bê tông mài
Bước 1: Kiểm tra bề mặt thi công

  • Trước khi thi công, chúng ta cần phải làm sạch và kiểm tra bề mặt thi công kỹ lưỡng. 
  • Đầu tiên, bạn cần phải làm sạch bề mặt sàn bê tông, loại bỏ lớp phủ nền bằng máy mài đĩa kim liệu cho tới khi thấy lộ đá hoặc lộ cốt liệu. Sau đó dọn sạch bụi bặm trong quá trình mài bê tông.
  • Nếu trong trường hợp mặt sàn của bạn có hư hỏng thì bạn cần phải trám trét phục hồi bề mặt sàn. Ngoài ra, cần phải sửa các chỗ sàn bị bong tróc bằng betong với mác bê tông 250 trở lên bằng các loại bột, keo trám trét bề mặt sàn bê tông.
  • Trước khi thi công, cần phải làm phẳng nền sàn. Và cuối cùng, cần phải dùng chổi hoặc các thiết bị vệ sinh để dọn sạch sẽ khu vực thi công.

Bước 2: Thi công sàn bê tông mài với lớp sơn lót và hóa chất thẩm thấu

  • Sau khi bề mặt sàn bê tông sạch đẹp, chúng ta tiến hành phủ lớp sơn lót và chờ đợi cho hóa chất thẩm thấu trong vòng 3 – 4 tiếng.
  • Hóa chất chống thấm được trộn với bê tông trước khi đổ sàn bê tông. Phun hóa chất tăng cứng chống thấm và phủ một lớp hóa chất làm cứng bê tông dạng nước có gốc Silicat. Hóa chất này sẽ có vai trò quyết định trong chất lượng của mặt sàn. Chúng ta nên sử dụng bình phun hóa chất hoặc cọ lăn.
  • Đánh ép hóa chất tăng cứng xuống bề mặt sàn. Chờ trong khoảng 30 phút để chờ cho hóa chất ngấm thấm vào bề mặt. Tiếp tục đánh bóng để hóa chất có thể thấm sâu hơn và bề mặt sàn.
  • Thi công sàn bê tông mài bằng phủ hóa chất tăng cứng lần thứ 2. Chúng ta vẫn tiếp tục phủ một lớp hóa chất tăng cứng bê tông dạng nước gốc Silicat. Sau đó dùng máy đánh sàn để tiếp tục ép hóa chất vào sâu bề mặt.

Bước 3: Phun hóa chất phủ bóng bảo vệ bề mặt sàn

  • Chúng ta có thể phủ tiếp một lớp hóa chất như phủ chống bám bụi bằng máy phun hóa chất. Tùy theo yêu cầu của công trình mà bạn có thể đánh bóng lại với các đĩa khác nhau để có thể đánh bóng tới mức yêu cầu.
  • Tiếp theo, cần phải sử dụng hóa chất phủ bóng sàn kết hợp với thiết bị chà công nghiệp và các loại đĩa mài khác nhau. Dùng để đánh nhẵn và mịn bề mặt sàn bê tông.
  • Bạn có thể thực hiện từ 2 – 3 lớp sơn. Mỗi lớp cách nhau khoảng 30 phút, tùy vào loại sơn và hướng dẫn của nhà cung cấp.

Bước 4: Hoàn thiện sàn bê tông mài

Sau khi hoàn thành quá trình phun hóa chất thì sàn nhà bê tông mài cũng xem như hoàn thành. Bạn chỉ cần kiểm tra hoàn thiện bề mặt sàn. Chúng ta nên kiểm tra lại các khu vực kỹ càng để có thể kịp thời phát hiện các chỗ sai sót và khắc phục ngay.

Từ khoá: boc phu composite frp,Sàn bê tông mài là gì?

0914 811 122