Sơn epoxy chống trơn trượt

Sơn epoxy được biết đến với nhiều khả năng tuyệt vời như: chống thấm, chống mài mòn, có độ thẩm mỹ cao,… Đặc biệt trong đó là khả năng chống trơn trượt. Những khu vực như tầng hầm, ram dốc hay những nhà xưởng cần phải đi lại nhiều rất thích hợp thi công sơn epoxy chống trơn trượt.

Những ưu điểm sơn epoxy chống trơn trượt

Sơn sàn epoxy được thêm lớp chống trơn trượt nhằm tăng ma sát. Và được ứng dụng nhiều nhất trong thi công hầm gửi xe của các tòa nhà, các trung tâm thương mại,…; được thi công cho các nhà máy, nhà xưởng chế biến thực phẩm, hải sản,…

Sơn epoxy chống trơn trượt có rất nhiều ưu điểm như:

Nâng cao an toàn lao động: Bề mặt sơn sàn nhà xưởng có độ bám dính cao nên dễ dàng di chuyển. Nhất là các đoạn ram dốc hoặc kể cả mặt sàn có nước hay hóa chất. Không chỉ vậy mặt sàn phân chia thành các màu sắc khác nhau dễ dàng giúp việc cảnh báo nguy hiểm hay những đường kẻ vạch giúp đảm bảo các khu vực hoạt động, hành lang lối đi.
Nâng cao năng suất lao động với sơn sàn epoxy: Giúp tăng sáng, giúp tiết kiệm công suất tiêu thụ điện cho nhà xưởng. Và dễ dàng vệ sinh làm sạch bề mặt với các dụng cụ vệ sinh thông thường. Màu sắc đa dạng giúp tăng cảm hứng làm việc cho người lao động.
Ngoài ra, còn có nhiều ưu điểm khác như: có khả năng chịu trọng tải cao trung bình với hệ sơn lăn dưới 10 tán và với hệ sơn tự san phẳng khoảng 20 – 30 tấn. Chống mài mòn bởi hóa chất và cơ học nên bề mặt luôn bền đẹp.

Sơn epoxy chống trơn trượt

Quy trình thi công

Để thi công trước tiên nền bê tông phải đủ điều kiện tiêu chuẩn. Nền bê tông đủ điều kiện là những nền phẳng, sạch, không bị nứt gãy, thấm ngược, khô.

Nếu sàn bê tông không đạt được những tiêu chuẩn như trên cần phải tiến hành xử lý  bề mặt sàn.

Bước 1: xử lý bề mặt

Để bề mặt phẳng hơn. loại bỏ những khuyết điểm vốn có của mặt sàn nhà xưởng, tầng hầm,… bằng máy chà sàn công nghiệp. Sau đó hút bụi để bề mặt sạch và trám trét bề mặt phẳng, loại bỏ các vết nứt, lồi lõm.

Độ ẩm sau khi xử lý chỉ được dao động từ khoảng 8% – 14%. Và tạo các khe giãn nở để sau khi thi công vào những ngày nắng bề mặt sẽ giãn nở tránh tình trạng bị nứt hay phồng rộp.

Bước 2: Thi công sơn lót bề mặt

Sơn lót thường được dùng là loại sơn lót màu trắng trong.  Sau khi sơn sẽ tăng độ bám dính, bề mặt sàn bê tông mịn và không bị vón cục. Thi công sơn lót thường sử dụng rulo lăn hoặc súng phun sơn công nghiệp.

Bước 3: Sơn cát

Lớp sơn cát là lớp có tác dụng tăng ma sát cho bề mặt sàn. Ngoài ra, lớp này còn có tác dụng tăng cứng sàn bê tông, bảo vệ mặt sàn dưới những tác động bên ngoài như tải trọng, sự va đập,…

Sơn cát bao gồm cát thạch anh được trộn cùng sơn epoxy lỏng theo tỷ lệ nhất định. Sau đó sử dụng gạt răng cưa thi công.

Sơn epoxy chống trơn trượt

Bước 4: Bả sơn

Sau khi lớp sơn cát khô chúng tôi tiến hành thi công bả sơn epoxy. Lớp bả sơn có vai trò làm phẳng bề mặt, loại bỏ các khuyết điểm còn lại.

Bước 5: Sơn phủ

có thể sơn phủ với hệ sơn lăn hoặc sơn tự san phẳng. Hệ sơn lăn có giá thành rẻ hơn tuy nhiên sơn tự san phẳng có chất lượng tốt hơn.

Từ khoá: Sơn epoxy chống trơn trượt , thi cong son san epoxy, son nen nha xuong

0914 811 122