Thi công sân bóng chuyền

Bóng chuyền là môn thể thao ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc thi công các sân bóng chuyền đạt chuẩn vẫn còn gặp nhiều khó khăn.  Cùng FICO tìm hiểu rõ hơn về quy trình thi công sân bóng chuyền đẹp, tiêu chuẩn hiện nay qua bài viết sau.

Thi công nền hạ sân bóng chuyền
Lu nền hạ:

Dọn dẹp và vệ sinh khu vực sân. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành thi công
Sử dụng xe lu để san lấp và nén đất theo một độ dốc và độ nén cụ thể. Độ dốc thường dao động từ 0,3% đến 0,5% để đảm bảo thoát nước hiệu quả.
Lu từng lớp đất với độ dày khoảng 20cm, không nên lu dày quá.

Định vị sân: Xác định hướng và vị trí chính xác của sân tennis trong khu vực thi công.

Thi công hạ tầng:

Tiến hành thi công móng cho các trụ đèn chiếu sáng và trụ hàng rào của sân.
Xây dựng hệ thống thoát nước cho sân để đảm bảo nước không dừng lại trên bề mặt sân.

Rải đá 0x4 và đá mạt lên bề mặt sân và tiến hành lu nén chặt cho mặt nền.

Quy trình thi công sân bóng chuyền đẹp, tiêu chuẩn

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo rằng bề mặt được phẳng mịn, không còn bụi bẩn, lớp than bùn và các khu vực dễ bị thấm nước. 

Cần làm sạch bằng các dụng cụ chuyên dụng như máy phun cao áp, máy đánh nhám hoặc các thiết bị cầm tay khác… sao cho không còn tạp chất, bụi bẩn, rêu còn bám lại.

Đối với bề mặt bê tông có độ dày 10 – 15cm cần phải đợi đủ 2 tuần trong điều kiện thời tiết nắng, khô ráo mới có thể tiến hành thi công 

Lưu ý khi thi công sân bóng chuyền, cần sử dụng đúng loại vật liệu chuyên dụng cho bề mặt đó.

Bước 2: Tiến hành thi công lớp sơn chống thấm

Sau khi chuẩn bị bề mặt, tiến hành thi công 1 – 2 lớp chống thấm nhằm giúp  giúp mặt sân hạn chế ảnh hưởng bởi thời tiết. Số lượng lớp chống thấm tùy thuộc vào chất liệu mặt sân. 

Cần đảm bảo thời gian khô từ 2 đến 3 tiếng trước khi tiến hành sơn lớp tiếp theo. Điều này giúp đảm bảo lớp sơn đã khô và cứng đủ để tiếp tục thi công lớp tiếp theo mà không gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Thi công sân bóng chuyền

Bước 3: Thi công sân bóng chuyền với lớp sơn lót bảo vệ

Thi công lớp sơn lót bảo vệ giữa lớp chống thấm và lớp sơn đệm giúp cải thiện khả năng bám dính và độ bền của công trình. 

Sơn lớp sơn lót một cách đều và chính xác trên toàn bộ bề mặt sân bóng chuyền. Đảm bảo lớp sơn lót được sơn đều, không bị sót chỗ và đạt độ dày yêu cầu từ nhà sản xuất.

Bước 4: Thi công lớp đệm giảm chấn và lớp sơn phủ
Thi công sân bằng sơn Acrylic

Sử dụng máy cần trộn điện trộn hỗn hợp cát mịn và sơn Nova. Khuấy đều đến khi hỗn hợp tan và dùng bàn gạt sơn.
Thi công 2 hoặc 3 lớp làm lớp bả đệm cho đến khi đạt độ thoát nước và đọng nước. Sau khi lớp bả đệm đã khô, sử dụng bàn gạt sơn để thi công lớp phủ đầu tiên. Hỗn hợp sơn phủ này có thể chứa khoảng 30-40% cát để tạo độ ma sát và độ bám dính tốt hơn.
Tiếp theo, tiến hành sơn lớp phủ thứ hai bằng hỗn hợp sơn acrylic và khoảng 20% cát. Thời gian khô sơn là 6 – 8 tiếng.

Từ khoá: Thi công sân bóng chuyền, sơn sàn epoxy sân

0914 811 122